Quyết định 735/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 735/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/04/2023 |
Ngày có hiệu lực | 10/04/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Nguyễn Ngọc Phúc |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 735/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 10 tháng 4 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Nghị quyết 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của HĐND tỉnh quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương;
Thực hiện Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 20/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025;
Thực hiện Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 70/TTr-SNN ngày 30/3/2023; ý kiến đề xuất của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 700/STC-HCSN ngày 24/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ:
a) Trong năm 2023, phát triển sản xuất hữu cơ các loại cây trồng: rau, củ, cây ăn quả, lúa, chè, cà phê, điều, nấm đạt chuẩn hữu cơ với diện tích 575 ha, sản lượng 4.685 tấn; phát triển chăn nuôi bò thịt đạt chuẩn hữu cơ quy mô 150 con, sản lượng 18 tấn; đàn bò sữa hữu cơ 500 con, sản lượng sữa hữu cơ 1.250 tấn; gà đẻ trứng với trứng gà đạt chuẩn hữu cơ 9.000 con, sản lượng 1,44 triệu quả trứng/năm.
(Chi tiết theo Phụ lục 1 kèm theo)
b) Hỗ trợ sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ: Hỗ trợ chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất đạt chứng nhận theo quy định tại Điểm b, khoản 1 Điều 17 Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục hỗ trợ theo quy định (mức hỗ trợ phải phù hợp với quy mô đạt chứng nhận nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch năm 2023 và cả giai đoạn).
2. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Tổ chức 05 lớp tập huấn (40 người/lớp) trên địa bàn định hướng kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nội dung tập huấn về quy trình sản xuất hữu cơ và các tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam, quốc tế phù hợp với từng đối tượng sản xuất của từng vùng.
3. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ:
Triển khai xây dựng 03 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, gồm: sản xuất chè hữu cơ, gà đẻ trứng hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, bảo quản sản phẩm hữu cơ được chứng nhận.
4. Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm hữu cơ:
a) Xây dựng thương hiệu cho 04 sản phẩm đã đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ.
b) Xúc tiến thương mại: Hỗ trợ 03 tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đạt chứng nhận nông nghiệp hữu cơ.
5. Xây dựng các chuỗi liên kết: Hỗ trợ cho 02 chủ trì chi phí tư vấn xây dựng dự án, kế hoạch liên kết để phát triển 02 chuỗi liên kết sản xuất sơ chế, chế biến sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm hữu cơ (ưu tiên các tổ chức/cá nhân đã tham gia xây dựng mô hình sản xuất hữu cơ theo Đề án).
1. Tổng kinh phí thực hiện: 2.548,3 triệu đồng (Hai tỷ, năm trăm bốn mươi tám triệu, ba trăm ngàn đồng), trong đó:
a) Ngân sách đầu tư: 1.904,8 triệu đồng.
b) Tổ chức, cá nhân đối ứng: 643,5 triệu đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục 2 kèm theo).
2. Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước (theo Quyết định số 2354/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh)