Kế hoạch 341/KH-UBND triển khai hoạt động đáp ứng phòng, chống dịch bệnh Bạch hầu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2020

Số hiệu 341/KH-UBND
Ngày ban hành 26/06/2020
Ngày có hiệu lực 26/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 26 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁP ỨNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH BẠCH HẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2020

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH BẠCH HẦU

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH BẠCH HẦU

Bệnh Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng - nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu Corynebacterium Diphtheriae gây nên. Đường lây chủ yếu là đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Bạch hầu có trong dịch tiết từ mũi họng của bệnh nhân. Tổn thương của Bạch hầu là viêm, loét ở vùng mũi, họng, thanh quản với những màng giả mạc kèm theo biểu hiện nhiễm độc nặng, tổn thương khắp các cơ quan, nhất là hệ thần kinh trung ương, tim mạch, thận và thượng thận do ngoại độc tố (là độc tố do vi khuẩn tiết ra môi trường) theo hệ tuần hoàn và bạch huyết đi khắp cơ thể gây ra. Tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh Bạch hầu. Lứa tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ nhiễm khoảng 15% - 20% ở trẻ chưa có miễn dịch. Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng bệnh Bạch hầu là tiêm vắc xin để tạo kháng thể kháng độc tố Bạch hầu.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh Bạch hầu đã xuất hiện trở lại ở một số địa phương tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tại tỉnh Đắk Nông, tình hình dịch bệnh Bạch hầu từ năm 2004 đến năm 2019 chưa ghi nhận trường hợp mắc Bạch hầu. Tính đến ngày 22/6/2020, toàn tỉnh đã ghi nhận 05 ổ dịch bệnh Bạch hầu với tổng số 12 trường hợp mắc, trong đó có 01 trường hợp tử vong.

II. KHÓ KHĂN, TỒN TẠI

Tính từ năm 2004 đến nay, đây là lần đầu tiên tỉnh Đắk Nông ghi nhận bệnh Bạch hầu. Do đó, địa phương ít nhiều còn lúng túng trong công tác triển khai, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống.

Các trường hợp mắc bệnh Bạch hầu ghi nhận tại địa phương không khu trú ở một nhóm tuổi nhất định nên đối tượng nguy cơ rộng, đa số các trường hợp mắc Bạch hu đu chưa được tiêm chủng đy đủ các mũi vắc xin cơ bản có thành phn Bạch hu hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Các trường hợp mắc Bạch hu đã ghi nhận tập trung ở nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số (H’Mông) có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, giao thông đi lại khó khăn, bt đng ngôn ngữ, các nhà ở liền kề nhau, mật độ dân cư đông nên tiếp xúc gn với nhau thường xuyên, hp nhóm để đọc kinh cầu nguyện, người dân không hợp tác trong việc triển khai tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng do đó miễn dịch trong cộng đồng thấp nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.

Một số bộ phận dân cư không đưa trẻ đi tiêm chủng nên tỷ lệ bảo phủ vắc xin có thành phần Bạch hầu tại cộng đồng đạt thấp ở một số địa phương, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đây là nhóm đối tượng nguy cơ dễ bị tấn công và bùng phát dịch.

Các trường hợp dương tính đang theo học tại trường học trên địa bàn có tiền sử tiếp xúc với nhiều bạn học có địa chỉ tại nhiều thôn, bon khác nhau trên địa bàn nên tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều địa phương.

III. DỰ BÁO NGUY CƠ

Trước những tồn tại và khó khăn nêu trên, dự báo tình hình dịch bệnh Bạch hầu trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp và cảnh báo nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất lớn do số đối tượng tiếp xúc nhiều, tản phát ở nhiều địa phương, tỷ lệ bao phủ vắc xin thấp.

Phần II

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐÁP ỨNG CHỐNG DỊCH BẠCH HẦU NĂM 2020

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội;

- Căn cứ Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chng dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

- Căn cứ Thông tư số 17/2019/TT-BYT, ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm;

- Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Căn cứ Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;

- Căn cứ Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Căn cứ Công văn số 379/VTN-DT ngày 21 tháng 6 năm 2020 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Bạch hầu.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Khống chế, bao vây, dập tắt ổ dịch;

- Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc, chết do bệnh Bạch hầu.

[...]