Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2020 về triển khai tiêm bổ sung vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (TD) năm 2020-2021 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 23/09/2020
Ngày có hiệu lực 23/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Trần Văn Tuấn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 23 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TIÊM BỔ SUNG VẮC XIN UỐN VÁN - BẠCH HẦU GIẢM LIỀU (TD) NĂM 2020-2021 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Tình hình bnh bạch hầu và uốn ván sơ sinh tại Việt Nam

Việt Nam loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS) năm 2005 và liên tục duy trì thành quả này cho đến nay. Tuy nhiên, hàng năm vẫn ghi nhận khoảng 30 trường hợp mắc UVSS rải rác ở nhiều địa phương. Năm 2019 cả nước có 35 ca UVSS ở 28 huyện của 15 tỉnh, đặc biệt 6 tỉnh có số mắc cao là Lai Châu (5 ca), Sơn La (5 ca), Lào Cai (4 ca), Điện Biên, Hà Giang và Bình Phước (mi tỉnh có 3 ca mắc).

Trong giai đoạn 2004-2012 bệnh bạch hầu cơ bản được khng chế ở Việt Nam với số ca mắc trung bình hàng năm là 21 trường hợp, không có ca tử vong. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2019 ghi nhận các ổ dịch bệnh bạch hầu xảy ra rải rác ở một số địa phương. Năm 2013, dịch bạch hầu xảy ra ở tỉnh Gia Lai với 07 trường hợp mắc và dịch tiếp tục xuất hiện trong năm 2014 với 10 trường hợp mắc, năm 2015 với 9 trường hợp mắc. Năm 2016 ghi nhận dịch bạch hầu tại tỉnh Bình Phước, tỉnh Kon Tum cũng xuất hiện dịch năm 2018. Năm 2019 toàn quốc ghi nhận 53 trường hợp bạch hầu tại 7 tỉnh, trong đó dịch xảy ra tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Kon Tum. Từ 2014-2019, hàng năm nước ta đều ghi nhận trường hợp tử vong sau nhiều năm liên tục không có ca tử vong do bạch hầu. Phân tích tình hình mắc bệnh năm 2019 cho thấy nhóm trẻ lớn và người lớn (từ 10 tuổi trở lên) chiếm đa số ca mắc bệnh (67,9%) và 85 % số trường hợp có tiền sử chưa tiêm chủng, chưa tiêm đủ mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.

2. Tình hình sử dụng vắc xin Td trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới đã có 103 nước triển khai tiêm vắc xin uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) cho trẻ lớn, người lớn trong đó tại khu vực Tây Thái Bình Dương đã có 13 nước triển khai tiêm vắc xin này. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để chủ động phòng bệnh bạch hầu hiệu quả các quốc gia cần tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ em với lịch tiêm chủng 6 mũi lần lượt là trước 1 tuổi tiêm 3 mũi, lúc 12-23 tháng tiêm mũi 4, lúc 4-7 tuổi tiêm mũi 5 và khi 9-15 tuổi tiêm mũi 6. Các nước nên triển khai vắc xin phối hợp uốn ván - bạch hầu giảm liều thay vì dùng vắc xin bạch hầu đơn giá sẽ giúp phòng hiệu quả đồng thời hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đối với lịch tiêm vắc xin uốn ván, WHO khuyến cáo các quốc gia thực hiện lịch tiêm 3 mũi vắc xin uốn ván bổ sung cho trẻ đã được tiêm 3 mũi cơ bản trước 1 tuổi khi trẻ từ 12-23 tháng, 4-7 tuổi và 9-15 tuổi.

Tại Việt Nam, vắc xin Td chủ yếu được sử dụng để tiêm chủng chống dịch bạch hầu từ nguồn ngân sách địa phương khi xảy ra dịch. Ngày 26 tháng 8 năm 2019 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3777/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin uốn ván - bạch hầu giảm liều (Td) năm 2019 tại 30 tỉnh, thành phố nguy cơ cao. Trong năm 2019 đã có 699.560/739.352 trẻ tại 28 tỉnh, thành phố được tiêm bổ sung 01 liều vắc xin Td, đạt tỷ lệ 94,6%. Không ghi nhận các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Triển khai tiêm vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi có vai trò quan trọng giúp củng cố miễn dịch của trẻ để chủ động phòng bệnh bạch hầu và uốn ván. Việc triển khai này cần tiếp tục được duy trì và mở rộng trong năm 2020, tiến tới đưa triển khai tiêm vắc xin Td vào tiêm chủng mở rộng thường xuyên.

3. Căn cđể xây dựng kế hoạch

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội.

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Quyết định số 1125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế dân số giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phm y tế bt buộc.

- Quyết định số 74/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 08/01/2018 về việc phê duyệt kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 của Dự án Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Thông tư số 26/2018/TT-BYT ngày 21/3/2018 của Bộ Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu y tế - dân số giai đoạn 2016-2020.

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Quyết định số 2155/QĐ-BYT ngày 25/5/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin uốn ván-Bạch hầu giảm liều (Td) năm 2020-2021.

- Công văn số 722/VSDTTU-TCQG ngày 29/5/2020 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc xây dựng Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) năm 2020-2021.

- Công văn số 1495/SYT-NV ngày 29/5/2020 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tham mưu triển khai tiêm chủng bổ sung vắc xin uốn ván - Bạch hầu giảm liều (Td) năm 2020-2021.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng nhằm chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu, uốn ván tại các vùng nguy cơ cao.

2. Mục tiêu cthể

- Đạt tỷ lệ ≥ 90% trẻ 07 tuổi tại cộng đồng và trẻ học lớp 2 niên học 2020- 2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tiêm bổ sung 01 mũi vắc xin Td.

- Đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

[...]