Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 3407/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 105/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 3407/KH-UBND
Ngày ban hành 17/08/2023
Ngày có hiệu lực 17/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3407/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 17 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 105/NQ-CP NGÀY 15/7/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, SIẾT CHẶT KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG

Thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành kế hoạch triển khai thực hiện gồm các nội dung, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước; tạo sự đồng thuận xã hội để triển khai thực hiện Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ bảo đảm đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

2. Yêu cầu

- Quán triệt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, kỷ luật, kỷ cương; tập trung thực hiện ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương.

- Tạo sự thống nhất trong tư duy và hành động của các cấp, các ngành, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong quá trình tổ chức chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của từng ngành và địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Tiết giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, người dân, nhằm phục hồi nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt cao nhất kết quả tăng trưởng kinh tế, các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu năm 2023 đã đề ra tại Nghị quyết số 68/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

2. Quyết liệt cải cách đồng bộ, hiệu quả, thực chất thủ tục hành chính; đạt và vượt các chỉ tiêu về cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; xử lý cơ bản khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp, dự án đầu tư, người dân, nhất là những vấn đề tồn đọng, vướng mắc kéo dài nhiều năm.

3. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính, các cấp, các ngành, địa phương.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu

a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương:

- Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, đa dạng các hình thức mua hàng, khuyến mại; chú trọng phát triển thương mại điện tử; thực hiện tốt các chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, bảo đảm cung cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, bảo đảm ổn định, bền vững, hiệu quả; linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm duy trì, củng cố các thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới, tiềm năng.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, các Hiệp định mới ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu; kịp thời thông tin, cảnh báo, chủ động hướng dẫn doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, các tiêu chuẩn, kỹ thuật mới của nước đối tác xuất khẩu như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng của EU,...; hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để thông tin kịp thời cho doanh nghiệp về việc điều chỉnh các quy định xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản chủ lực của Việt Nam; chủ động phương án xử lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục, cung cấp hồ sơ, thông tin đáp ứng các quy định mới của nước đối tác.

b) Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhanh, kịp thời, hiệu quả chính sách giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và chính sách gia hạn thời gian nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ.

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng tiêu dùng, gói tài chính tiêu dùng.

d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương:

- Tổ chức tốt mùa du lịch hè 2023; tiếp tục phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức tốt chuỗi hoạt động, sự kiện “Năm Du lịch Quốc gia 2023”. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để tăng cường công tác quản lý giá dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống trên địa bàn, khắc phục tình trạng biến động mạnh về giá, tính mùa vụ trong ngành du lịch.

- Phối hợp với các địa phương đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch, nhất là các hình thức xúc tiến mới, thông qua các đoàn làm phim quốc tế và trong nước, cá nhân có số lượng người theo dõi lớn trên các nền tảng mạng xã hội,... để giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch, sản phẩm du lịch; tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, thể thao, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch; tăng cường liên kết, phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng.

đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, nhất là nông sản có thế mạnh vào vụ thu hoạch; triển khai các giải pháp chống khai thác IUU theo các khuyến nghị của EC.

2. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, thu hút vốn FDI gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp mới, đổi mới sáng tạo, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

[...]