Kế hoạch 333/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 133-KH/TU thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 333/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2023
Ngày có hiệu lực 02/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 333/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 133-KH/TU NGÀY 15/8/2023 CỦA TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 21-CT/TW, NGÀY 04/5/2023 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 15/8/2023 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Kế hoạch). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đề ra các mục tiêu, định hướng và nhiệm vụ cụ thể đối với công tác đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua để xác định phát triển đúng hướng trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cơ quan đơn vị căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao cần chủ động và tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch đạt được hiệu quả và tích cực đối với những nội dung trong Kế hoạch của Tỉnh ủy, tăng cường hơn nữa tính phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các cấp, ngành; giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tính phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2030

- Đến năm 2030 thu hút khoảng 55% học sinh tốt nghiệp trung học vào học các trình độ thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

- Tuyển sinh đào tạo nghề các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng cho khoảng 15.000 người/năm; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho trên 50% lực lượng lao động.

- Phấn đấu có 02-03 trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó có một trường cao đẳng đảm nhiệm thực hiện chức năng trung tâm thực hành vùng đạt tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao thuộc địa phương quản lý; một hoặc hai trường cao đẳng tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; các ngành, nghề trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp nhận chuyển giao chương trình đào tạo một số ngành, nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20.

- Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75%-80%. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt trên 90%.

- Ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

- Phấn đấu trên 90% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.

- Tập trung đào tạo nhân lực lĩnh vực văn hóa nghệ thuật truyền thống Huế nhằm bảo tồn nhã nhạc cung đình là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

- 100% nhà giáo đạt chuẩn; 100% nhà giáo giảng dạy ngành nghề chuyển giao từ các chương trình đào tạo quốc tế đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ theo quy định; 100% nhà giáo giảng dạy chương trình đào tạo cao đẳng, trung cấp có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc tương đương; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.

b) Tầm nhìn đến năm 2045

Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương phát triển và có thế mạnh về giáo dục nghề nghiệp đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao đạt trình độ tiên tiến theo nhu cầu của khu vực miền Trung, cả nước và khu vực ASEAN, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ xây dựng đô thị thông minh của thành phố Huế trực thuộc Trung ương

III. NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người học, gia đình và xã hội về ý nghĩa của việc tham gia học nghề

a) Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 130-KH/TU ngày 13/7/2022 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

b) Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến. Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cơ sở giáo dục đào tạo trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp, tầm quan trọng của kỹ năng lao động và cơ hội có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo nghề nghiệp.

c) Phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp làm công tác truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, nâng cao năng lực cho các cán bộ truyền thông trong cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ