Kế hoạch 3317/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 93/NQ-CP về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 3317/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2023
Ngày có hiệu lực 02/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3317/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 93/NQ-CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030; Thông báo số 290/TB-VPCP ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế ngày 10 tháng 7 năm 2023; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum[1] ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5 tháng 7 năm 2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 đã đề ra.

2. Phân công nhiệm vụ cho các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Cải cách, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh

a) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế, các cam kết thương mại mà Việt Nam tham gia và các quy định của pháp luật hiện hành.

b) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu:

- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại, chính sách của tỉnh để thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới theo lộ trình; phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai Bộ chỉ số đánh giá FTA (FTA Index).

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực thi các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đảm bảo nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, tài sản trí tuệ, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý từ các cường quốc trên thế giới; đồng thời chú trọng nâng cao năng lực hội nhập kinh tế của tỉnh.

- Xây dựng và tổ chức triển khai các nội dung về xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành công tác lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

d) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất, triển khai các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để đảm bảo an toàn tài chính trong điều kiện thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập quốc tế sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính.

e) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai kịp thời chính sách tiền tệ, đẩy mạnh chuyển đổi số ngành ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ ngân hàng số và tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán.

g) Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tham mưu điều chỉnh, hoàn thiện các quy hoạch tại khu vực cửa khẩu phù hợp với định hướng phát triển; nghiên cứu cơ chế, quy định để triển khai các nội dung mới trong phát triển kinh tế cửa khẩu và các nội dung, mô hình liên quan đến hợp tác phát triển kinh tế cửa khẩu.

h) Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý tại đơn vị, doanh nghiệp và người dân tại địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, đặc biệt là cơ hội, thách thức và những yêu cầu cần đáp ứng khi thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo sự đồng thuận cao và tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập.

2. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

a) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuế,…; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX).

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

- Tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao trách nhiệm, vai trò của cơ quan chủ trì và tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả.

- Đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó tập trung cải thiện hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, cửa khẩu, logistics phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa; tăng cường vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc ODA và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

c) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

d) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đổi mới phương thức, tăng hiệu quả triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm địa phuơng; phát triển thương mại điện tử; tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và các đơn vị liên quan để mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, đồng thời thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong các vụ việc tranh chấp thương mại.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các chuỗi giá trị hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia, hướng tới phục vụ thị trường xuất khẩu.

g) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu đẩy mạnh công tác chuyển đổi số một cách toàn diện, tập trung phát triển hạ tầng số đáp ứng nhu cầu phát triển của Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; kết nối, xử lý và chia sẻ dữ liệu để phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

[...]