Kế hoạch 6754/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 93/NQ-CP về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 6754/KH-UBND
Ngày ban hành 04/10/2023
Ngày có hiệu lực 04/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6754/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 04 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 93/NQ-CP NGÀY 05/7/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2023-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 93/NQ-CP); UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 93/NQ- CP ngày 05/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023- 2030 đối với tỉnh Quảng Nam.

- Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng, kịp thời nội dung Nghị quyết số 93/NQ-CP đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân. Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức, hành động của các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Qua đó, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch thực hiện phải bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 93/NQ-CP; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của tỉnh; là căn cứ để các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả.

- Có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa địa phương và Trung ương; giữa các cơ quan Sở, Ban, ngành; các huyện, thị xã, thành phố; giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và công tác hội nhập ngoài nước.

- Nâng cao tính chủ động, tích cực của các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện, tham mưu đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc để giải quyết thỏa đáng, tạo sự chuyển biến rõ nét trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế

- Xây dựng các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể thực thi các quy định của pháp luật và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương để thực hiện đầy đủ, tương thích với các nghĩa vụ và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) theo lộ trình đã đề ra. Tận dụng tối đa chính sách thuận lợi trong các cam kết để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình tham gia hiệp định.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ hay ban hành mới các văn bản pháp quy hiện hành đảm bảo tính đồng bộ để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị các cơ quan Trung ương thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nhằm duy trì môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

- Triển khai thực thi kịp thời, hiệu quả các chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức tham mưu triển khai công tác hội nhập tại địa phương.

- Phối hợp với các Cục, Vụ, Viện thuộc các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội doanh nghiệp để cập nhật thông tin, dự báo những diễn biến bất lợi về hội nhập kinh tế quốc tế có thể xảy ra, kịp thời đề xuất phương hướng giải quyết.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách cân đối ngân sách của địa phương trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập quốc tế.

2. Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

- Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thực chất để giải quyết triệt để được những vấn đề còn vướng mắc đối với môi trường kinh doanh.

- Thường xuyên trao đổi, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, sản phẩm có triển vọng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có chiều sâu, hiệu quả và bền vững lâu dài.

- Triển khai hiệu quả các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, đồng thời đổi mới, đa dạng hoá các phương thức xúc tiến thương mại thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước, định hướng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thông tin, tìm kiếm đối tác, giao dịch trên các trang, sàn thương mại điện tử.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong và ngoài nước để mở rộng thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, du lịch và thu hút đầu tư; hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong các vụ tranh chấp thương mại.

- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 góp phần nâng cao hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 về kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 1564/KH- UBND ngày 17/3/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022 và kế hoạch khung giai đoạn 2022-2025. Phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.

- Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế,... và cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, các thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.

3. Thực thi hiệu quả các FTA

[...]