Kế hoạch 3317/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU về phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu 3317/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2022
Ngày có hiệu lực 13/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3317/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 04/NQ-TU NGÀY 12/11/2021 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY (KHÓA XI) VỀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khoá XI) về phát triển thành phố Đà Lạt giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Quán triệt, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khoá XI) về phát triển thành phố Đà Lạt giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tt là Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

b) Xác định các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể và giải pháp, lộ trình, phân công trách nhiệm từng s, ban, ngành và địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết 04/NQ-TU ngày 12/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Yêu cầu:

a) Các sở, ban, ngành và UBND thành phố Đà Lạt xác định các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể gắn với vai trò, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình trong việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đng bộ, quyết liệt, sát yêu cầu thực tế và thực sự hiệu quả đ hoàn thành cao nht các mục tiêu đã đra; đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát; định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển thành phố Đà Lạt nhanh, bền vững, chủ động, linh hoạt thích ứng với điều kiện bình thường dưới tác động của các yếu tố môi trường và dịch bệnh. Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy nhanh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và khoa học công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Lấy doanh nghiệp và người dân làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, nhân dân đầu tư sản xuất, kinh doanh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2021-2025: Phấn đấu đạt và vượt từ 5-10% các chỉ tiêu nhiệm vụ tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Lạt, nhiệm kỳ 2020- 2025; hoàn thành xây dựng thành phố phát triển toàn diện, bền vững hướng đến văn minh hiện đại; có mức thu nhập trung bình cao.

b) Giai đoạn 2025-2030: Xây dựng thành phố tăng trưởng xanh, đô thị di sản; hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu; thành phố du lịch, dịch vụ phát triển, có mức thu nhập tiếp cận ngưỡng thu nhập cao.

c) Đến năm 2045: Phát triển Đà Lạt là thành phố du lịch, dịch vụ hiện đại; hạ tầng hiện đại, hợp lý, thông minh gắn với nền kinh tế số, xã hội số; có mức thu nhập cao.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác phổ biến và triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy:

a) Các sở, ban, ngành hướng dẫn phổ biến Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện; đồng thời phối hợp, hỗ trợ thành phố Đà Lạt thực hiện hoàn thành mục tiêu phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2045.

b) UBND thành phố Đà Lạt tổ chức quán triệt, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong nhân dân nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này của UBND tỉnh.

Thời gian thực hiện và hoàn thành: Quý II/2022.

2. Công tác quy hoạch:

a) Xây dựng hoàn thành Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (hoàn thành trong năm 2022); mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch được phê duyệt; xây dựng thành phố Đà Lạt thành đô thị hiện đại, thành phố sáng tạo, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hóa di sản mang tầm quốc tế gắn với quy hoạch phát triển “Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố ” trên cơ sở chỉnh trang, bảo tồn cảnh quan, kiến trúc và các di tích danh lam thắng cảnh, văn hóa. Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý quy hoạch, lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đảm bảo chất lượng, khả thi cao và phù hợp với tình hình địa phương.

b) Xây dựng, ban hành quy chế quản lý kiến trúc đô thị Đà Lạt (hoàn thành trong năm 2022) đáp ứng được mục tiêu quản lý quy hoạch, xây dựng và định hướng phát triển thành phố Đà Lạt trở thành thành phố đô thị di sản đặc sắc, hài hòa và sang trọng. Ưu tiên, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch; bố trí, huy động đủ kinh phí để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quy hoạch.

c) Xây dựng kế hoạch công tác quy hoạch giai đoạn 2021-2023; trong đó, bổ sung các diện tích đất xây dựng đô thị chưa có quy hoạch được duyệt làm cơ sở chuyển đổi, quản lý đô thị hiệu quả, thực hiện quản lý đất đai, đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Đến năm 2023, thành phố Đà Lạt cơ bản được phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Rà soát, điều chỉnh các đồ án quy hoạch nông thôn để triển khai chương trình nông thôn mới theo tiêu chí mới. Tiếp tục rà soát các đồ án quy hoạch, các dự án chậm triển khai để xem xét điều chỉnh, thu hồi theo đúng quy định. Thực hiện công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đối với nhà ở và công trình riêng lẻ trên địa bàn các phường thuộc thành phố Đà Lạt theo Quyết định số 41/2021/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 và Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh.

3. Xây dựng cơ chế chính sách tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố:

a) Xây dựng cơ chế khai thác có hiệu quả quỹ đất và các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn tạo nguồn vn đầu tư; xây dựng cơ chế khai thác quỹ đất trên tuyến đường vành đai để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố.

[...]