Kế hoạch 3248/KH-UBND năm 2021 về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2021-2025

Số hiệu 3248/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2021
Ngày có hiệu lực 15/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3248/KH-UBND

Bình Dương, ngày 15 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử (viết tắt là TMĐT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giai đoạn năm 2021 - 2025 như sau:

A. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Trong giai đoạn 2016 - 2020, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bình Dương đã triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại - dịch vụ như: hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh dạn tham gia vào thị trường bán lẻ trực tuyến (B2C); thúc đẩy hoạt động giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B); tổ chức các buổi hội thảo tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về Thương mại điện tử (viết tắt là TMĐT); tổ chức các lớp bi dưỡng, đào tạo, tập hun kỹ năng trong công tác quản lý và ứng dụng TMĐT trong hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ; tư vn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng dụng TMĐT; nâng cao kiến thức và năng lực quản lý nhà nước về TMĐT cho các cơ quan ban ngành trong tỉnh; Tích cực thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia;...

Bên cạnh đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang tác động làm thay đổi các phương thức kinh doanh và tiêu dùng truyền thống. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức đúng về vai trò và hiệu quả của thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh. Làn sóng đẩy mạnh chuyển đi số, đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực để khai thác tốt nền tảng trực tuyến trong công tác quản lý điều hành và kết nối bán hàng trực tuyến đang được các doanh nghiệp tích cực đầu tư, xây dựng[1]. Sự tích cực, chủ động của cộng đồng doanh nghiệp đã và đang góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển thương mại điện tử của Bình Dương trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo của tỉnh Bình Dương.

Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (EBI) 2021[2] do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiến hành khảo sát đánh giá nhanh mức độ ứng dụng thương mại điện tử và so sánh sự tiến bộ giữa các năm theo từng địa phương. Năm 2021, tỉnh Bình Dương đạt 14,86 điểm đứng thứ 04/63 tỉnh, thành phố của cả nước về phát triển thương mại điện tử (tăng một bậc so với năm 2020). Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Bình Dương giữ vững vị trí trong nhóm 05 tỉnh, thành phố dn đu cả nước về phát triển thương mại điện tử. Trong đó, một số chỉ số phát triển ni bật như: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin: đạt 20,31 điểm, xếp thứ 04 cả nước; Chỉ số về giao dịch của doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)[3]: đạt 11,86 điểm, xếp thứ 03 cả nước; Chỉ số giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)[4]: đạt 14,9 điểm, xếp thứ 03 cả nước.

Ngoài ra, Bình Dương đã và đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử và Chương trình chuyển đổi số của quốc gia[5]. Khung kiến trúc chính quyền điện tử [6] và các phần mềm tác nghiệp được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào vận hành thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã. Kết quả đến nay Bình Dương đã triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến toàn tỉnh được vận hành ổn định, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh Covid-19, hội nghị trực tuyến đã góp phần trong công việc chỉ đạo điều hành, hội họp được xuyên suốt; Ứng dụng Chữ ký số chuyên dùng được tích hợp vào Hệ thống quản lý văn bản. Đến nay, đã cấp và tập huấn sử dụng 1.155 chữ ký số chuyên dùng cá nhân dành cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã được đầu tư nâng cấp đồng bộ, đáp ứng an toàn thông tin, đảm bảo điều kiện kỹ thuật cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp; Các phần mềm dùng chung như phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa cũng được nâng cấp, bổ sung thường xuyên để đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ; triển khai liên thông tích hợp với Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, Cổng Dịch vụ công Quốc gia, xây dựng phân hệ ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động và cung cấp các tiện ích thực hiện các nghiệp vụ xử lý hồ sơ, phản hồi trạng thái qua tin nhắn, các ứng dụng OTP (Zalo...) và liên thông với dịch vụ bưu chính công ích đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp và những phần mềm khác phục vụ chuyên ngành, lĩnh vực quản lý; Hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh (@binhduong.gov.vn): 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; 100% CBCC-VC cấp tỉnh, cp huyện, 100% CBCC-VC cấp xã được cấp tài khoản thư điện tử công vụ tỉnh để thực hiện trao đổi công việc, gửi nhận văn bản điện tử để trao đổi công việc.

Dịch vụ thanh toán điện, viễn thông đến nay đã đạt 100% thanh toán không dùng tiền mặt (viết tắt là TTKDTM); dịch vụ thanh toán trực tuyến nước (chưa bắt buộc thanh toán hoàn toàn trực tuyến) đạt 70%. Cơ sở Hạ tầng viễn thông đã được đầu tư nâng cấp đường truyền internet đạt tốc độ nhanh đảm bảo cung cấp dịch vụ viễn thông và internet chất lượng tốt với nhiều loại hình phong phú và đa dạng phục vụ khách hàng và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi phát triển ứng dụng TMĐT cho địa phương.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử: Thực hiện theo Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 25/11/2017 của UBND tỉnh về việc phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai hiệu quả các giải pháp, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong đó, trọng tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về TMĐT; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT[7]; Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng TMĐT[8]; Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử[9] được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đang triển khai thực hiện dự án xây dựng sàn TMĐT Bình Dương, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2022.

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TMĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG 2021 - 2025

Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được và triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tng thphát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Triển khai hiệu quả, các giải pháp, hoạt động hỗ trợ đẩy mạnh việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử (TMĐT) trong doanh nghiệp và cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Từng bước đưa hoạt động TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

2. Khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng các hoạt động giao dịch thương mại điện tử (B2B và B2C) nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản có tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Định hướng phát triển mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực;

3. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ và thực hiện các giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mô hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B);

4. Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử, đặc biệt là hạ tầng dịch vụ chuyển phát và dịch vụ logistics phục vụ cho thương mại điện tử;

5. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử;

6. Phấn đấu giữ vững thứ hạng thuộc nhóm 05 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI).

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Đến năm 2025, Bình Dương phấn đấu đạt được một số mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại điện tử, như sau:

1. Về quy mô thị trường thương mại điện tử

- Doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; Trong đó, tốc độ tăng trưởng hằng năm ổn định ở mức tăng từ 15% - 20%/ năm;

- Phấn đấu tỷ lệ dân số tham gia mua sắm trực tuyến đạt 35%.

2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%;

- 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử;

- Xây dựng và đưa vào vận hành hiệu quả Sàn Thương mại điện tử tỉnh Bình Dương;

[...]