Kế hoạch 3234/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tỉnh Quảng Trị

Số hiệu 3234/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2019
Ngày có hiệu lực 18/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đức Chính
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3234/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 18 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành kế hoạch hành động số 5391/KHHĐ-UBND ngày 26/10/2017. Đến nay, sau 02 năm thực hiện, Tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc đảm bảo phát triển bền vững. Để tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực nhằm kiến tạo các giá trị bền vững trong quá trình phát triển, UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Tỉnh Quảng Trị như sau:

I. Quan điểm

1. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, thống nhất trong quá trình phát triển của tỉnh; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

2. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Sở, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

3. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước.

4. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi. Ưu tiên các nguồn lực tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn thương khác.

5. Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực cho phát triển bền vững. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát:

Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển; Góp phần xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, bao trùm, dân chủ, công bằng, văn minh và bền vững.

2. Các mục tiêu cụ thể phát triển bền vững đến năm 2030:

Mục tiêu 1. Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 1,5 - 2,0%. Đến năm 2030, giảm ít nhất một na tỷ lệ nghèo theo tiêu chí đa chiều của quốc gia. Đảm bảo an sinh xã hội và quyền bình đẳng cho mọi người.

Mục tiêu 2. Tiếp tục bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Mục tiêu 3. Đạt bao phủ chăm sóc sức khỏe người dân và tăng cường phúc lợi cho mọi người. Phấn đấu tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2030 đạt trên 90%;

Mục tiêu 4. Xây dựng nền giáo dục chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy xã hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80-85%; trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 40%.

Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và cơ hội cho phụ nữ, trẻ em. Phấn đấu thực hiện đạt các chỉ tiêu về bình đẳng giới đã đề ra trong kế hoạch 5395/KH-UBND ngày 19/12/2016 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2017 -2020.

Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người. Phấn đấu năm 2030, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh ở thành thị và nông thôn đạt 100%.

Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người. Phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ gia đình được tiếp cận với điện.

Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng tong sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,5 - 8%; Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho trên 9.500 lao động. Giai đoạn 2020 - 2030, tốc độ tăng trưởng đạt 10-11%; Bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho trên 12.000-15.000 lao động.

Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội

Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai

Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững

Mục tiêu 15. Bảo vệ vả phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

[...]