Kế hoạch 385/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 1362/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 385/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2019
Ngày có hiệu lực 15/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Dương Tất Thắng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 385/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1362/QĐ-TTG NGÀY 11/10/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện quán triệt, tuyên truyền sâu rộng quan điểm phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân trong giai đoạn hiện nay.

2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Quyết định số 1362/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tnh để triển khai kịp thời, khả thi.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân, phấn đấu có ít nhất 15.000 doanh nghiệp vào năm 2025 và 20.000 doanh nghiệp vào năm 2030.

b) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong doanh nghiệp khu vực tư nhân; phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GRDP để đến năm 2025 đạt khoảng 65% và đến năm 2030 đạt khoảng 70%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp 1: Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân

a) Các sở, ban, ngành cấp tnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Chương trình, Kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo thực hiện của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp1.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh.

c) Sở Công thương:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, mở rộng cơ hội và tìm kiếm thị trường tiêu thụ n định cho sản phẩm; cung cấp thông tin về thị trường xuất, nhập khẩu để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi.

- Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 04/4/2019 của UBND tỉnh về triển khai các hoạt động xúc tiến thương, mại gắn với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và Chương trình Mỗi xã một sản phẩmđến năm 2025.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hp với các sở, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cu, góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, báo cáo UBND tnh để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm tháo gỡ các nội dung chồng chéo, vưng mắc thực tiễn đang gặp phải.

- Phi hợp rà soát, đánh giá thực thi các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định tuân thủ bảo vệ môi trường trong khu vực doanh nghiệp và đề xuất sửa đổi các quy định về tuân thủ pháp luật môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường.

e) S Xây dựng: Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy định về quản lý đầu tư các dự án phát triển nhà ở, qua đó, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện.

f) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch;

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới theo hướng tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành và cơ sở lưu trú du lịch;

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an toàn, an ninh cho khách du lịch và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.

- Thiết lập đường dây nóng trong việc tiếp nhận thông tin, giải quyết yêu cầu, khiếu nại, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và khách du lịch.

g) Sở Thông tin và Truyền thông:

[...]