Kế hoạch 316/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh An Giang

Số hiệu 316/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2024
Ngày có hiệu lực 27/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Phước
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 316/KH-UBND

An Giang, ngày 27 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC THI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”.

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn tỉnh An Giang, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư.

- Nâng cao trách nhiệm và tinh thần phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác PBGDPL được giao thực hiện, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động PBGDPL phải đảm bảo nội dung có trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững, đáp ứng nhu cầu của NLĐ và NSDLĐ, bảo đảm yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương.

- Xác định rõ nhiệm vụ theo phạm vi chức năng, thẩm quyền của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện các nội dung của Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đổi mới, đa dạng các phương thức cụ thể gắn với thực tế tỉnh An Giang, dễ tiếp thu, dễ nhớ, tổ chức PBGDPL theo phương châm linh hoạt, sáng tạo; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, mạng xã hội; đảm bảo phù hợp với nhu cầu từng nhóm đối tượng, phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội.

- Đánh giá khách quan, trung thực, toàn diện về tình hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác PBGDPL, kịp thời khắc phục hạn chế, khó khăn, vướng mắc; đề ra giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác PBGDPL cho NLĐ và NSDLĐ trong các loại hình doanh nghiệp, tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành; huy động nguồn lực xã hội; chú trọng tuyên truyền miệng, trực tiếp giải thích thỏa đáng cho NLĐ và NSDLĐ trong cơ sở sản xuất kinh doanh. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động PBGDPL.

- Triển khai đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác PBGDPL cho doanh nghiệp, tạo chuyển biến có chất lượng, hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận, nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật lao động và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, góp phần thúc đẩy quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, hạn chế rủi ro pháp lý, giảm thiểu tranh chấp lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao thứ hạng của Việt Nam về môi trường kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu 90% - 100% cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương tổ chức phổ biến, thông tin kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới quyền, nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ trước và sau khi được ban hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

- 100% văn bản quy phạm pháp luật, thông tin pháp luật về lao động, quan hệ lao động và nội dung, yêu cầu thực thi cam kết quốc tế về lao động được công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác; cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương có trách nhiệm triển khai cho người lao động và người sử dụng lao động được tiếp cận thông tin thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng.

- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách pháp luật lao động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, ít nhất 02 cuộc.

- Đảm bảo 90% - 100% các câu hỏi và đề nghị tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật lao động của NLĐ và NSDLĐ được tiếp nhận và hướng dẫn, trả lời đúng thời gian quy định.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thói quen tìm hiểu và thực hiện pháp luật của NLĐ và NSDLĐ, đặc biệt là pháp luật về quan hệ lao động, lao động đặc thù liên quan đến việc thực thi các cam kết quốc tế về lao động, nhất là cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể; bình đẳng, không phân biệt đối xử trong lao động; phòng chống lao động cưỡng bức; xoá bỏ lao động trẻ em…

- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL. Xây dựng và duy trì cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành tỉnh, địa phương; giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp trong việc PBGDPL cho doanh nghiệp gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả liên quan đến doanh nghiệp, quan hệ lao động.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức làm công tác PBGDPL cho NLĐ và NSDLĐ trong bối cảnh mới thực thi các cam kết quốc tế về lao động.

a) Khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng PBGDPL cho NLĐ và NSDLĐ; khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Đề án theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ