Kế hoạch 3146/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 3146/KH-UBND
Ngày ban hành 10/09/2019
Ngày có hiệu lực 10/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3146/KH-UBND

Hải Dương, ngày 10 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân dân đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tổ chc, cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, được tiến hành đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp, mỗi ngành, gắn với việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh.

- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước được giao.

II. NỘI DUNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo Quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ gắn với việc tiếp tục thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cụ thể: Gắn việc phổ biến, quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Luật Cán bộ công chức năm 2008, Luật Viên chc năm 2010, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ, Kế hoạch số 304/KH-UBND ngày 28/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 và Văn bản số 1757/UBND-VP ngày 03/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện chương trình phòng, chống tham nhũng năm 2019.

2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định của Luật Tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Thực hiện tt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưởng trong sáng vđạo đức, li sng, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, lực lượng thực thi pháp luật có yếu tố nhạy cảm cao trong việc chp hành những quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong thực thi công vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hp vi phạm; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 quy định về luân chuyển và định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Quyết định số 1834/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 ban hành kèm theo Danh mục các vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh; Kế hoạch số 1743/KH-UBND ngày 22/6/2017 về định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh. Định kỳ luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo quy định; đồng thời lựa chọn, bố trí những người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra...

- Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, không sát sao, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay, nghiêm khắc người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền có hành vi sai trái;

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 15/11/2016 về tăng cường kluật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương. Chấn chỉnh công tác quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kim tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng giải thích không rõ ràng thay vì giải quyết.

3. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh các quy định, trình tự, thủ tục thuộc phạm vi quản lý; rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm đcó biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thường xuyên rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần.

- Nâng cao chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có); công khai thời gian, địa điểm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử (nếu có) và trụ sở làm việc của cơ quan, tchức;

- Công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nht là vhành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có li thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định; thực hiện định kỳ báo cáo theo quy định về công tác phòng, chống tham nhũng;

- Đẩy mạnh việc ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước; đưa ra lộ trình cụ thể đtriển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; khắc phục những hạn chế, hình thức tại một s Trung tâm dịch vụ hành chính công; tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại theo quy định của pháp luật.

4. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

- Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức cung cp dịch vụ công, coi đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện phương châm: kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ. Hàng năm, tổ chức gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10; tổ chức đối thoại công khai định kỳ theo quy định, đi thoại chuyên đề khi cần thiết với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghip trên địa bàn tỉnh.

- Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, Tchức chính trị - xã hội nghề nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương, các cơ quan thông tn, báo chí trên địa bàn tỉnh, cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin của sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành ph...tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật; hướng dn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hành liêm chính, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết không đưa, không môi giới hối lộ; tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; tôn vinh những điển hình tốt; việc thông tin cần đảm bảo đúng bản cht, sự thật, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch.

5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ