Kế hoạch 3054/KH-UBND thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên" trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2013

Số hiệu 3054/KH-UBND
Ngày ban hành 03/07/2013
Ngày có hiệu lực 03/07/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Cao Văn Trọng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3054/KH-UBND

Bến Tre, ngày 03 tháng 07 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE NĂM 2013

Thực hiện Kế hoạch số 2485/KH-ĐA ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tư pháp về thực hiện Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên năm 2013 (sau đây gọi tắt là Đề án), Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tiếp tục tổ chức thực hiện sâu rộng, có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án, gắn kết các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; nhằm thông tin phổ biến kịp thời, thường xuyên chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên theo các mục tiêu của Đề án.

2. Yêu cầu:

- Các nhiệm vụ Đề án cần rõ ràng, cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp đã xác định theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015.

- Triển khai Đề án nghiêm túc, có trọng tâm, trọng điểm, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có, phân công rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham gia thực hiện Đề án.

II. CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Trên cơ sở Quyết định số 2160/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 24/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015, cơ quan Thường trực Đề án (Sở Tư pháp) phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Đề án giai đoạn II (2013-2015):

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện Đề án phù hợp với yêu cầu của công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên trên địa bàn; đặc biệt quan tâm đến các nhóm thanh thiếu niên đặc thù như: Thanh thiếu niên tự do sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; thanh thiếu niên chậm tiến; thanh thiếu niên vi phạm pháp luật...

2. Tổ chức các hoạt động PBGDPL cho thanh thiếu niên:

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ đoàn viên thanh niên, thanh thiếu niên thuộc đối tượng của Đề án với chủ đề, cách thức triển khai phù hợp (thi sân khấu, thi viết, hái hoa dân chủ, diễn tiểu phẩm pháp luật...).

- Thực hiện sinh hoạt theo định kỳ các Câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Thanh niên với pháp luật, Câu lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật, Câu lạc bộ Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm; một số mô hình hoạt động của đoàn, hội ở cơ sở, như: Thắp sáng niềm tin, Ba cùng, nhóm xung kích, tình nguyện...

- Xây dựng, thực hiện chuyên mục PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

- Tổ chức ngày hội, diễn đàn, giao lưu có chủ đề pháp luật dành cho thanh niên, thiếu niên.

- Biên soạn các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật (đĩa hình tiểu phẩm pháp luật, sổ tay hỏi đáp, tờ gấp pháp luật...).

- Tổ chức thực hiện “ngày Pháp luật” trong các tổ chức cơ sở Đoàn các cấp.

3. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ đoàn viên thanh niên tham gia công tác PBGDPL:

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ Đoàn các cấp; báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện PBGDPL cho thanh thiếu niên.

4. Chọn điểm chỉ đạo thực hiện Đề án:

Thực hiện việc chỉ đạo điểm và nhân rộng mô hình phù hợp với điều kiện thực tế. Việc chọn điểm được thực hiện theo hướng kết hợp chọn địa bàn điểm với chọn mô hình hay, phù hợp để PBGDPL cho thanh thiếu niên có hiệu quả.

5. Kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án:

- Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Đề án trên địa bàn. Việc kiểm tra có thể tiến hành theo cách thức: Tự kiểm tra, kiểm tra trực tiếp, lồng ghép kiểm tra.

- Sơ kết đánh giá kết quả 02 năm thực hiện Đề án của địa phương bằng phương thức phù hợp. Báo cáo kết quả gửi về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 15 tháng 10 năm 2013 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]