Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu | 82/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/11/2013 |
Ngày có hiệu lực | 12/11/2013 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Vũ Thị Bích Việt |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 12 tháng 11 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016; Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ,
Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013 - 2016, ban hành kèm theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; tăng cường, mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng trong xã hội, thu hút các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; tăng cường sự phối hợp giữa các chủ thể này với các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Việc triển khai thực hiện Đề án phải bảo đảm tính khoa học, khả thi, thiết thực, hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
II. NỘI DUNG, PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia tại cơ sở, ở một số tổ chức xã hội và doanh nghiệp gắn với đặc thù về chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng chủ thể để tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng trong toàn hệ thống.
1.1. Tiến hành khảo sát, đánh giá các mô hình, thiết chế thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại cơ sở; thực hiện lồng ghép, hỗ trợ hoạt động, huy động sự tham gia của hội viên Hội Luật gia các cấp, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí, phát huy trách nhiệm xã hội của lực lượng này.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2014.
1.2. Tổ chức mô hình Trung tâm pháp luật cộng đồng tại Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh, nhà tạm lánh, nhà văn hóa khu dân cư, điểm bưu điện văn hóa xã... để thực hiện các hoạt động truyền thông pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí kết hợp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ cho nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp để nhân rộng hệ thống này theo nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của hệ thống mình và tính hiệu quả, thiết thực của hoạt động.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Nâng cao năng lực cho các cấp hội, các tổ chức xã hội trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
3.1. Biên soạn, xuất bản và cung cấp các tài liệu bổ trợ về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội, với nội dung gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3.2. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các luật gia, cán bộ tư vấn của các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.