Kế hoạch 302/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 302/KH-UBND
Ngày ban hành 26/08/2022
Ngày có hiệu lực 26/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 302/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 26 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Công văn số 3009/LĐTBXH-VPQGGN ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí năm 2023 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, cụ thể như sau:

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 7 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2022

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và các Kết luận, Nghị quyết của Tỉnh ủy về thực hiện công tác giảm nghèo1, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch số 285/KH-UBND ngày 20/9/2021 về việc tổng rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn Tỉnh; Kế hoạch số 314/KH-UBND ngày 28/10/2021 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn Tỉnh năm 2022.

Công tác triển khai nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022, giai đoạn 2022 - 2025 và tiêu chí phân bổ nguồn vốn được Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành Nghị quyết, thông qua tại kỳ họp thứ tư, Khóa X2, tiến độ triển khai nguồn vốn kịp thời, đúng quy định. Trên cơ sở Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh, Kế hoạch của Tỉnh ủy, các sở, ngành và các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã chủ động hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các Chương trình, chính sách giảm nghèo chung của Trung ương và của tỉnh. Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát được tổ chức định kỳ, cấp Tỉnh xây dựng Kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát huyện, thành phố và một số đơn vị cấp xã, đoàn giám sát của Tỉnh là các ngành thành viên Ban Chỉ đạo Tỉnh, cấp huyện xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn kiểm tra, giám sát theo kế hoạch của Tỉnh.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Kết quả tổng rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giảm còn 1,29%3.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ GIẢM NGHÈO

Tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên, doanh số cho vay đạt 482,933 tỷ đồng, với 13.350 hộ vay, tổng dư nợ đến thời điểm 31/7/2022 là 2.128,844 tỷ đồng; cấp 96.410 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho 19.729 học sinh; hỗ trợ xây mới 79 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn; hỗ trợ dạy nghề cho 231 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

IV. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NĂM 2022

Kinh phí thực hiện: 91,831 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 1,360 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 28,671 tỷ đồng), Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 26,210 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 1,236 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 24,974 tỷ đồng).

- Ngân sách địa phương: 3,821 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 0,124 tỷ đồng, vốn sự nghiệp: 3,697 tỷ đồng).

- Huy động khác: 61,800 tỷ đồng.

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện cơ chế phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu giảm nghèo và thực hiện Chương trình, các dự án đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân trực tiếp tham gia và đề xuất mô hình giảm nghèo tại cộng đồng.

Các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện; tổ chức lồng ghép các hoạt động và nguồn vốn các dự án, mô hình; hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, đảm bảo đạt và vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra.

2. Hạn chế, khó khăn

Việc phân bổ nguồn vốn thực hiện còn chậm; nguồn lực thực hiện chính sách chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, vốn huy động từ các doanh nghiệp, nhất là huy động từ chính đối tượng hưởng lợi còn nhiều khó khăn

Một số đơn vị tại cơ sở quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa đầy đủ thông tin, dữ liệu về nhu cầu của hộ nghèo cần hỗ trợ chưa được cập nhật thường xuyên, do đó chưa có giải pháp căn cơ, cụ thể để hỗ trợ thoát nghèo.

3. Nguyên nhân

Công tác phối hợp giữa các sở, ngành đôi lúc chưa nhịp nhàng, đội ngũ làm công tác giảm nghèo cấp xã còn kiêm nhiệm nên công tác tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo chưa kịp thời, công tác thông tin, tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú, chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong công tác giảm nghèo.

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2023

I. MỤC TIÊU

[...]