Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 171/KH-UBND
Ngày ban hành 02/08/2022
Ngày có hiệu lực 02/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 02 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (sau đây gọi tắt là Chương trình), kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp địa phương, xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện;

- Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

2. Yêu cầu

- Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phải được thực hiện định kỳ 6 tháng, hằng năm, đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết;

- Thu thập, tổng hợp thông tin phải đảm bảo độ chính xác, việc gửi báo cáo về cơ quan phụ trách phải đúng biểu mẫu, đúng thời hạn.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

1. Đối tượng

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương và đối tượng tham gia thực hiện Chương trình;

- Các tổ chức và cá nhân liên quan.

2. Thời gian thực hiện: từ năm 2022 đến năm 2025.

- Định kỳ 6 tháng, hằng năm;

- Đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ cho cả giai đoạn;

- Đột xuất (khi cần thiết).

III. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giám sát Chương trình

Cơ quan thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã.

1.1. Nội dung giám sát

- Theo dõi, kiểm tra các nội dung về: xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện dự án thành phần theo phân cấp; công tác truyền thông, tăng cường năng lực quản lý, thực hiện nội dung, hoạt động dự án thành phần;

- Theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động dự án thành phần;

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư, quản lý ngân sách nhà nước, năng lực quản lý dự án thành phần, việc xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có);

- Theo dõi các nội dung về: tổng hợp tình hình thực hiện dự án thành phần; thực hiện kế hoạch vốn ngân sách nhà nước, kết quả giải ngân; khó khăn, vướng mắc phát sinh và kết quả xử lý;

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án thành phần; kết quả xử lý vướng mắc, khó khăn theo thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

[...]