Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2854/KH-UBND năm 2022 về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 2854/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2022
Ngày có hiệu lực 09/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Trí Thanh
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2854/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 09 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về chương trình chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025”;

Căn cứ Kế hoạch số 3604/KH-UBND ngày 16/6/2021 của UBND tỉnh về truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông báo Kết luận số 104/TB-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh về việc Kết luận cuộc họp giao ban ngày 28/3/2022 giữa Chủ tịch và và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

Thực hiện chương trình Chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số theo hình thức trực tuyến, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và định hướng phát triển lâu dài.

- Xây dựng và nâng cao năng lực kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

- Định hướng và xác định được lộ trình cũng như chiến lược chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh.

- Xây dựng giá trị cốt lõi của văn hóa chính quyền số, văn hóa với đồng nghiệp, với người dân thông qua chiến lược thực hiện chuyển đổi số trong quản trị công.

- Hình thành nên giá trị cốt lõi, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt tự tin vào tầm nhìn, sứ mệnh và tôn chỉ định hướng của đơn vị trong hiện tại và tương lai.

- Nhận biết và ứng dụng được ưu thế của trí tuệ nhân tạo (AI) và quản lý dữ liệu lớn trong quản trị công.

2. Yêu cầu

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, các đơn vị liên quan trong việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, liên kết với các bài học kinh nghiệm thành công để có thể áp dụng được trong thực tiễn.

- Đội ngũ chuyên gia đào tạo phải có học hàm học vị, kết hợp với kinh nghiệm triển khai trong thực tế.

- Các hoạt động đào tạo phải diễn ra sâu rộng, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh gây lãng phí, hình thức.

II. ĐỐI TƯỢNG, KẾT CẤU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng

- Lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp Sở, Ban, ngành, huyện trên toàn tỉnh.

- Cán bộ, công chức cấp Sở, huyện, thị xã, thành phố;

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Thành viên Tổ công nghệ cộng đồng theo các quyết định thành lập Tổ công nghệ cộng đồng của Uỷ ban nhân dân xã.

2. Nội dung bồi dưỡng dự kiến

[...]