Kế hoạch 2827/KH-SNN năm 2015 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, lĩnh vực chăn nuôi

Số hiệu 2827/KH-SNN
Ngày ban hành 21/12/2015
Ngày có hiệu lực 21/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Mạnh Cường
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2827/KH-SNN

Tuyên Quang, ngày 21 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

1. Những kết quả đã đạt được

Những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ các Bộ, ngành Trung ương, đầutừ các chương trình mục tiêu Quốc gia, sự hỗ trcủa các tổ chức Quốc tế cùng vi sự quan tâm chỉ đạo của các cấp y Đng, chính quyền từ tỉnh đến các cơ sở và sự nỗ lực, cố gắng của nông dân trong toàn tỉnh, sản xuất Nông lâm nghip, thủy sn của tỉnh đã phát triển khá, giá trị sản xuất Nông lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn 2006-2014 tăng trưởng bình quân 5,5%/năm. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (tăng từ 30,8% năm 2005, lên 38,7% năm 2014). Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2006-2014 tăng bình quân 8,8%/năm, góp phần quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nông nghiệp.

Chăn nuôi đã tng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng các giống lai, giống ngoại, các giống siêu thịt, siêu trứng và thức ăn công nghiệp, bán công nghiệp. Đã có nhiều mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn từ 200 đến 400 con lợn nái ngoại và có từ 500-700 con lợn thịt/lứa, chăn nuôi gia cầm với quy mô từ 1.000 - 3.000 con, thời gian luân chuyển đàn ngắn, do vậy sản lượng thịt hơi năm 2014 đạt trên 55 nghìn tấn (Sản lượng thịt hơi năm 2011: 46.390 tấn, năm 2012: 47.340 tấn, năm 2013: 52.730 tấn). Duy trì và phát triển đàn bò sữa với quy mô phù hợp, sản lượng sữa tươi năm 2014 đạt trên 12.300 tấn (gấp đôi năm 2005).

Các tiến bộ khoa học kỹ thut được ứng dụng vào sản xuất và đã thu được nhiều kết quả khả quan; công tác khuyến nông, chuyển giao các mô hình và tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân, đã phát huy tác dụng tích cực góp phần, tăng thu nhập và chuyển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường.

Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp đã tạo đà cho phát triển chăn nuôi (Nghị Quyết 10/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh), tạo ra một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung và xây dựng được mối liên kết Chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực; việc chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm chăn nuôi đã được quan tâm chú trọng, có một số mặt hàng chăn nuôi đã có ký kết các hợp đồng tiêu thụ (Lợn giống của trang trại Sung Kiu - Sơn Dương, T nhóm chăn nuôi gà xã Linh Phú, Tri phú - huyện Chiêm Hóa) các Hợp tác xã nông nghiệp được củng cố, kinh tế trang trại, gia trại cùng các loại hình dịch vụ ở nông thôn, đã hỗ trợ có hiệu quả cho người sản xuất (một shợp tác xã và Hiệp hội hàng hóa đã hoạt động hiệu quả như Hội trang trại Sơn Dương; HTX Nông lâm nghiệp Đại Phú, huyện Sơn Dương). Năng lực trong sản xuất và kinh doanh của gia đình hộ nông dân được nâng lên, vì vậy đã làm tăng thu nhập, cải thiện được cuộc sống, góp phần đắc lực trong xây dựng nông thôn mới.

Ben cạnh đó môi trường kinh doanh nông nghiệp trong tỉnh (tiếp cận tín dụng, thuế quan) đã được cải thiện rõ rệt; hệ thống giao thông đường bộ tốt, kết ni Tuyên Quang với các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng) và Trung Quốc đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.

2. Khó khăn, hạn chế

Phát triển chăn nuôi của tỉnh đã có chuyển biến nhưng còn chậm; chất lượng con giống, hệ thống sản xuất và tiêu thụ con ging còn thiếu, nhất là các cơ snuôi giữ giống cấp ông bà để sản xuất giống cấp bố mẹ, chưa có đột phá về khâu giống.

Việc tổ chức triển khai, thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 240/QĐ-UBND còn nhiều hạn chế, nhiều nội dung không có ngun kinh phí để tổ chức thực hiện.

Chăn nuôi chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, phân tán, năng sut và hiệu quả còn thấp, chăn nuôi trang trại hàng hóa quy mô tập trung còn ít (hiện có 139 trang trại chăn nuôi, trong đó chỉ có 30 trang trại có quy mô vừa và lớn và 62 trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi). Quy mô trang trại của cá nhân còn nhỏ, có ít các tổ, nhóm hộ chăn nuôi có hàng hóa được kết nối với thị trường; việc liên doanh, liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi còn hạn chế.

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều hạn chế; công tác quản lý kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên việc giết mổ gia súc, gia cầm thực hiện chủ yếu tại hộ gia đình nên công tác kiểm soát giết mổ chưa được thực hiện triệt để, tận gốc (Toàn tỉnh có 757 điểm giết mổ, trong đó có 02 cơ sở giết mổ tập trung tại Tân Hà và xã Đại Phú huyện Sơn Dương mới bước đầu đáp ứng yêu cầu điểm giết mổ tập trung). Trong chăn nuôi việc cơ giới hóa về hệ thống chuồng tri, sản xuất, chế biến thức ăn còn nhiều hạn chế.

3. Nguyên nhân

- Khách quan: Do nguồn lực hạn chế; môi trường cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi hàng hóa ngày càng gay gắt, khó khăn về thị trường và din biến phức tạp; biến đổi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.

- Chủ quan:

+ Nhận thức và hành động của một số đơn vị, chính quyền cơ sở về vị trí và yêu cầu tiếp tục đy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa thực sự đầy đủ, đồng đều, nhiều lúc, nhiều nơi chỉ đạo chưa quyết liệt; quy mô sản xuất chăn nuôi nhỏ. Nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, đặc biệt là một số vật nuôi chủ lực.

+ Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp, chưa đáp ứng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi; công tác chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải cách hành chính còn nhiều hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực cho nông nghiệp còn thấp; giống và kỹ thuật chưa tốt đồng đều; chính sách vĩ mô còn nhiều bất cập (Nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức đưa ra quá cao, không thể áp dụng được trong thực tế sản xuất tại địa phương). Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, người chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào các hoạt động sản xuất chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

II. CÁC CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vữngtheo Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Quyết định số 985/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”;

Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ Tướng Chính phủ, Quyết định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;

Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

[...]