Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Số hiệu 28/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2016
Ngày có hiệu lực 11/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Đồng Văn Thanh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 11 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Công văn số 411/LĐTBXH-BĐG ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền;
sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; sự tham gia của mỗi người, từng gia đình và cả cộng đồng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới; đẩy mạnh việc lồng ghép giới trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của địa phương; tạo bước chuyển mạnh mẽ nhằm thay đổi nhận thức, hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới; nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới, tiến tới bình đẳng giới thực chất, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.

3. Xác định rõ trách nhiệm và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể và địa phương trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Đến năm 2020, về cơ bản đảm bảo cơ hội tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng cho phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thu hẹp khoảng cách giới và nâng vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực có sự bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020; cơ bản đảm bảo bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng.

2. Mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020:

- Mục tiêu 1: tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị:

+ Chỉ tiêu 1: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt từ 35%
trở lên.

+ Chỉ tiêu 2: phấn đấu đến năm 2020 đạt từ 50% trở lên UBND các cấp có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.

+ Chỉ tiêu 3: phấn đấu đến năm 2020 các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên có lãnh đạo chủ chốt là nữ đạt 70%.

- Mục tiêu 2: giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động:

+ Chỉ tiêu 1: đảm bảo giải quyết việc làm mới hàng năm ít nhất 40% cho mỗi giới.

+ Chỉ tiêu 2: tăng tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp từ 30% trở lên.

+ Chỉ tiêu 3: đảm bảo 50% lực lượng lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật.

+ Chỉ tiêu 4: tăng tỷ lệ phụ nữ ở hộ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận nguồn vốn vốn vai ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức khác đạt 80%.

- Mc tiêu 3: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

+ Chỉ tiêu 1: tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 91%; tăng tỷ lệ đi học của nữ ở cấp trung học cơ sở lên 75%cấp trung học phổ thông lên 60% trên tổng số học sinh nữ trong độ tuổi.

+ Chỉ tiêu 2: phấn đấu tỷ lệ nữ Thạc sĩ và tương đương đạt 50%; tỷ lệ nữ Tiến sĩ và tương đương đạt 30% (trên tổng số cán bộ, công chức, viên chức có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ và tương đương).

- Mục tiêu 4: đảm bảo bình đẳng giới trong tiếp cận các dịch vụ y tế:

+ Chỉ tiêu 1: chỉ số giới tính khi sinh không vượt quá 108/100 trẻ sơ sinh trai trên trẻ sơ sinh gái.

+ Chỉ tiêu 2: giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 10/100.000 trẻ đẻ sống.

[...]