Kế hoạch 26/KH-UBND bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2024

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 23/01/2024
Ngày có hiệu lực 23/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Phước Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 23 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 3671/QĐ-BNN-KTHT ngày 28/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 19/10/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch năm 2024 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023

1. Công tác tổ chức thực hiện

Triển khai thực Quyết định số 3671/QĐ-BNN-KTHT ngày 28/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 19/10/2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2030.

Trong năm 2023, nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của các làng nghề Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 21/3/2023 về thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh năm 2023; trong đó, giao các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, lồng ghép các chương trình, dự án theo từng lĩnh vực phụ trách nhằm phát triển ngành nghề nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; đồng thời, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Kết quả bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề

2.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu

Tổng số có 03/08 chỉ tiêu đạt, 04/08 chỉ tiêu đạt từ 50% - 95%, 01/08 chỉ tiêu chưa đạt. Cụ thể:

- Tiếp tục bảo tồn 16 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền[1]: Các địa phương đã ban hành kết hoạch duy trì, bảo tồn, tiếp tục triển thực hiện, trên cơ sở lồng ghép các Chương trình, Dự án theo từng lĩnh vực phụ trách nhằm duy trì hoạt động các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đánh giá: đạt chỉ tiêu.

- Công nhận ít nhất 02 làng nghề, 01 nghề truyền thống[2]: Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã công nhận 01 nghề truyền thống, đạt 100% Kế hoạch; 01 làng nghề theo đề nghị của địa phương, đạt 50% so kế hoạch[3]. Đánh giá: đạt 50% chỉ tiêu.

- Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP: có 03/09 đơn vị huyện có làng nghề được công nhận có sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ làng nghề tham gia dự thi OCOP đạt từ 3 - 4 sao[4]. Luỹ kế hiện có 09/41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề có sản phẩm OCOP. Đánh giá: đạt 56% so kế hoạch.

- Phát triển 02 làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch[5]: huyện Lai Vung tiếp tục triển khai công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu; phát triển làng nghề Hoa giấy gắn với Kế hoạch phát triển du lịch huyện Lai Vung năm 2023, góp phần tạo dựng hình ảnh địa phương trong những năm qua. Công tác quảng bá hình ảnh 02 làng nghề, làng nghề truyền thống được thực hiện thường xuyên trên Trang thông tin điện tử; đồng thời, gắn kết với các tour du lịch giữa làng hoa Sa Đéc và làng nghề hoa giấy xã Tân Dương. Bên cạnh đó, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu được đưa vào bản đồ số Du lịch Lai Vung tại địa chỉ tên miền: http://laivung.travel. Hiện có 03 cơ sở thủ công mỹ nghệ sản xuất xuồng ghe thu nhỏ làm quà tặng cung cấp cho khách tham quan làng nghề và theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có làng nghề truyền thống hoa kiểng, thành phố Sa Đéc đang phát triển du lịch theo tiêu chí Chương trình OCOP[6]. Đánh giá: đạt chỉ tiêu.

- Phấn đấu có ít nhất 03 sản phẩm làng nghề nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ: năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 03 cơ sở có sản phẩm làng nghề (hoa kiểng, khô, bột) về kinh phí thiết kế nhãn hiệu và tiến hành nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ[7], tuy nhiên các cơ sở này không thuộc làng nghề được công nhận.

- Có 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản theo Kế hoạch số 350/KH-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp: đã tổ chức 35 lớp dạy nghề với 1.037 học viên để đào tạo nhân lực trực tiếp cho các làng nghề Tạo sản phẩm từ lục bình bẹ chuối, Đan thảm lau chân, Sửa kiểng bon sai, theo nhu cầu lao động tại làng nghề. Đánh giá: đạt chỉ tiêu.

- 100% các làng nghề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công nhận đã xây dựng phương án bảo vệ môi trường, đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới: năm 2023 có 38/40 làng nghề, làng nghề truyền thống xây dựng phương án bảo vệ môi trường[8], Đánh giá: đạt 95% so kế hoạch.

- 100% các địa phương có làng nghề được công nhận xây dựng kế hoạch và thực hiện Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề, đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Đánh giá: đạt 90% so kế hoạch (17/19 xã).

2.2. Hiện trạng hoạt động của các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

- Làng nghề, làng nghề truyền thống:

+ Toàn tỉnh hiện có 41 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định (tăng 01 nghề truyền thống, 01 làng nghề so năm 2022); trong đó, có 01 nghề truyền thống, 22 làng nghề và 18 làng nghề truyền thống với các sản phẩm khá đa dạng tập trung chủ yếu vào 5 nhóm: chế biến và bảo quản nông, lâm thuỷ sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; có trên 4.623 cơ sở sản xuất kinh doanh trong các nghề, làng nghề, với 14.914 lao động (trong đó 12.285 lao động thường xuyên, chiếm 82,37%).

+ Tổng doanh thu của làng nghề khoảng 91.747,61 tỷ đồng, thu nhập bình quân khoảng 3,43 triệu đồng/lao động/tháng. Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có thu nhập cao nhất khoảng 8 triệu đồng/lao động/tháng, nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu nhập thấp nhất khoảng 1,9 triệu đồng/người/tháng. Số nghệ nhân trong làng nghề được công nhận là 33 người hoạt động trong lĩnh vực hoa kiểng. Hiện nay, các địa phương đang tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất việc đăng ký bảo hộ, chứng nhận nhãn hiệu gắn với quảng bá, xúc tiến thương mại để gắn kết trong chuỗi sản phẩm OCOP.

(Chi tiết Phụ lục I, II kèm theo)

2.3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ

a) Công tác tuyên truyền, vận động

Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn và phát triển làng nghề, về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công tác khuyến khích phát triển công nghiệp, sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm; đặc biệt những cách làm hay, những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao thông qua nhiều hình thức trên báo, đài, họp định kỳ, phổ biến chính sách tại cơ sở[9].

[...]