Quyết định 3671/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định 801/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 3671/QĐ-BNN-KTHT
Ngày ban hành 28/09/2022
Ngày có hiệu lực 28/09/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Trần Thanh Nam
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3671/QĐ-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 801/QĐ-TTG NGÀY 07/7/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 -2030 (Sau đây gọi tắt là Chương trình).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị có liên quan tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ: CT, KHCN, LĐTBXH, VHTTDL;
- UBND các tỉnh, Tp trực thuộc Trung ương;
- Các Sở NN và PTNT;
- Lưu: VT, KTHT (Pg).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIAO TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 801/QĐ-TTG NGÀY 07/7/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số:      /QĐ-BNN-KTHT ngày      tháng      năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đạt được các mục tiêu đã được xác định trong Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề.

3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trực thuộc Bộ và các Bộ, ngành địa phương có liên quan, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

Chi tiết các nhiệm vụ thực hiện kế hoạch theo phụ lục kèm theo

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Chương trình, với một số nội dung chính như: Rà soát, phân loại, sắp xếp lại các làng nghề, làng nghề truyền thống; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

2. Chủ trì xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hoạt động làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và số hóa hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Việt Nam.

3. Phối hợp với các địa phương rà soát, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, ổn định cho phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn.

4. Tổ chức các hội chợ làng nghề, hội thi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường niên, xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ, điểm du lịch để quảng bá, xúc tiến thương mại. Đồng thời phát triển thương hiệu các sản phẩm làng nghề phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đặc biệt cho phân khúc thị trường cao cấp.

5. Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề và bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề truyền thống.

[...]