Kế hoạch 249/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 249/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2022
Ngày có hiệu lực 15/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 249/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 15 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MẮC CA GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi là Đề án); Kế hoạch số 3683/KH- BNN-TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” (sau đây gọi là Kế hoạch), Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 3683/KH-BNN- TCLN ngày 09/6/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . Hình thành vùng sản xuất nguyên liệu Mắc ca bền vững gắn với các cơ sở sơ chế, chế biến; áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, có sức cạnh tranh cao.

2. Yêu cầu

Bám sát các quan điểm, định hướng phát triển cây Mắc ca tại Quyết định số 344/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 3683/KH-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể hóa các kế hoạch, giải pháp phát triển phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn trong tỉnh.

Chỉ trồng Mắc ca tại những nơi có điều kiện phù hợp; ưu tiên phát triển Mắc ca trồng xen trong các vườn cây ăn quả, cây nông nghiệp và trồng trên đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp lâu năm để phục hồi tỷ lệ che phủ rừng.

Sử dụng cây giống Mắc ca ghép đạt chuẩn với bộ giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, thích nghi với tỉnh Lạng Sơn, ưu tiên lựa chọn những giống đã trồng thành công tại địa phương, cho năng suất và đạt chất lượng cao đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Tăng cường xã hội hóa, thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế và lồng ghép các chương trình, dự án, đề án để từng bước hình thành ngành hàng Mắc ca bền vững theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Phát triển Mắc ca thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững có giá trị gia tăng cao; góp phần phục hồi, tăng độ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, ổn định dân cư.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025 nâng diện tích trồng Mắc ca toàn tỉnh đạt 1.480 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 100 ha, sản lượng đạt 210 tấn hạt tươi; đến năm 2030 nâng diện tích trồng Mắc ca toàn tỉnh đạt 2.930 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 550 ha, sản lượng đạt 1.155 tấn hạt tươi; tỷ lệ sơ chế, chế biến đạt 85% trở lên.

- Định hướng đến năm 2050 diện tích trồng Mắc ca toàn tỉnh đạt 6.830 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 5.400 ha, sản lượng đạt 11.340 tấn hạt tươi.

2. Nhiệm vụ

2.1. Phát triển vùng trồng Mắc ca

a) Định hướng phát triển vùng trồng

- Tập trung rà soát quỹ đất có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để mở rộng phát triển diện tích Mắc ca, yêu cầu điều kiện trồng: độ cao từ 50 m - 1.200 m so với mực nước biển; nhiệt độ 150C - 350C, thích hợp nhất 200C-250C; lượng mưa bình quân năm 1.600 mm - 2.500 mm; đất đai có độ dày từ 50 cm trở lên, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH(kcl) = 4 - 6,5; địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá 250.

- Trên đất nông nghiệp: trồng thuần loài thay thế các diện tích cây dài ngày, vườn tạp kém hiệu quả; trồng xen Mắc ca trong vườn cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm đảm bảo canh tác bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

- Trên đất lâm nghiệp: trồng trên diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp thuộc quy hoạch lâm nghiệp nhằm phục hồi, tăng độ che phủ rừng, trồng trên diện tích đất lâm nghiệp sau khai thác rừng trồng.

b) Kế hoạch phát triển vùng trồng

Mở rộng, phát triển diện tích trồng đáp ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, tập trung tại các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Bình Gia (các huyện Văn Quan, Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập và thành phố Lạng Sơn phát triển với diện tích phù hợp). Phấn đấu đến năm 2025 diện tích đạt 1.480 ha, trong đó trồng thuần 1.250 ha, trồng xen 230 ha; đến năm 2030 diện tích đạt 2.930 ha, trong đó trồng thuần 2.400 ha, trồng xen 530 ha. Định hướng đến 2050 diện tích đạt 6.830 ha, trong đó trồng thuần 5.100 ha, trồng xen 1.730 ha.

(Chi tiết tại Phục lục 01 kèm theo).

2.2. Sản xuất giống phục vụ phát triển Mắc ca

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ