Kế hoạch 2450/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 2450/KH-UBND
Ngày ban hành 19/08/2022
Ngày có hiệu lực 19/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Minh Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2450/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 19 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

Căn cứ Luật Người cao tuổi năm 2009; Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 4810/KH-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn năm 2030, Quyết định số 346/QĐ-UBND ngày 29/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án "Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025", Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2030, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

Người cao tuổi, ưu tiên người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật; hộ gia đình có người cao tuổi; Ban Đại diện Hội người cao tuổi các cấp, Hội người cao tuổi cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến người cao tuổi.

2. Phạm vi

Kế hoạch được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên hỗ trợ các địa phương có nhiều người cao tuổi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Quán triệt, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ và phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của tỉnh Hải Dương phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi.

- Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần, phòng chống ngược đãi người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí.

- Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội hướng tới đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện nghèo không có người có nghĩa vụ phụng dưỡng, người cao tuổi dân tộc thiểu số; huy động nguồn lực xã hội tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.

2. Mục tiêu cụ thể

TT

Nội dung chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

1

Tỷ lệ người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm

%

50

70

2

Tỷ lệ người cao tuổi có nhu cầu được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm

%

50

60

3

Số hộ gia đình có người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi

Hộ

160

320

4

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi.

%

100

100

5

Tỷ lệ người cao tuổi tham gia luyện tập thể dục, thể thao tại các câu lạc bộ của người cao tuổi

%

50

70

6

Tỷ lệ người cao tuổi tham gia văn hóa, văn nghệ tại các câu lạc bộ của người cao tuổi

%

10

20

7

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

%

60

90

8

Tỷ lệ người cao tuổi trên địa bàn tham gia các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

%

70

80

9

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

%

100

100

10

Tỷ lệ người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế

%

100

100

11

Tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe

%

100

100

12

Tỷ lệ người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng

%

100

100

13

Tỷ lệ bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bệnh viện y học cổ truyền có buồng khám riêng cho người cao tuổi, bố trí giường điều trị nội trú cho người cao tuổi

%

90

95

14

Tỷ lệ bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp tỉnh có khoa lão khoa

%

70

100

15

Tỷ lệ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau

%/năm

80

90

16

Tỷ lệ người cao tuổi khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hồi chức năng

%

70

80

17

Số người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội

Người

120

150

18

Tỷ lệ người cao tuổi tâm thần nặng lang thang, người cao tuổi lang thang không có nơi cư trú được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ giúp xã hội

%

100

100

19

Tỷ lệ người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát

%

100

100

20

Tỷ lệ người cao tuổi nghèo, không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định

%

100

100

21

Tỷ lệ người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành khi có nhu cầu được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định

%

100

100

22

Tỷ lệ hộ có người cao tuổi khuyết tật, suy giảm trí nhớ và có khó khăn khác được tập huấn, hướng dẫn kỹ năng chăm sóc, trợ giúp và PHCN

%

10

20

23

Tỷ lệ cơ quan báo chí, truyền thông có tin, bài về người cao tuổi ít nhất 02 tuần 01 lần

%

80

100

24

Tỷ lệ người cao tuổi tiếp cận và sử dụng được các sản phẩm công nghệ thông tin, truyền thông

%

50

80

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Công tác quản lý, truyền thông, theo dõi, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, xây dựng cơ sở dữ liệu về người cao tuổi

1.1. Nội dung

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội và nhà nước trong việc chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các hình thức tuyên truyền hiệu quả khác như: hội nghị, hội thảo, băng rôn, in ấn tờ rơi, tài liệu, áp phích, ấn phẩm...;

- Tuyên truyền chính sách, pháp luật về người cao tuổi bằng nhiều hình thức; tuyên truyền các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng, mô hình hoạt động văn hóa, thể thao; mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; phổ biến gương điển hình người cao tuổi trong hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, theo dõi, giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch và đánh giá kết quả, tác động của Kế hoạch.

- Thực hiện chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong nước, khu vực.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch giữa kỳ vào năm 2025 và cuối kỳ vào năm 2030 làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý thông tin người cao tuổi căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.

1.2. Cơ quan thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ; Sở Tài chính; các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ