Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 223/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2022
Ngày có hiệu lực 02/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Nguyễn Thực Hiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 02 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030; để triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ, giúp người cao tuổi trên địa bàn thành phố sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022 - 2030 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về thực hiện chính sách đối với người cao tuổi nhất là người cao tuổi neo đơn, người cao tui khó khăn thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người cao tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Phát huy vai trò của người cao tuổi đối với gia đình, xã hội trong công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội;

- Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030 tại Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách đối với người cao tuổi, huy động xã hội hóa công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, uy tín, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, việc làm, kinh tế, chính trị của địa phương phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi;

- Tăng cường sức khỏe về thể chất và tinh thần, phòng chống ngược đãi người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mãn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí;

- Nâng cao chất lượng đời sống vật chất của người cao tuổi; phát triển, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc xã hội người cao tuổi, chú trọng người cao tuổi khuyết tật, người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo không có người phụng dưỡng, người cao tuổi đồng bào dân tộc thiểu số; huy động xã hội hóa tham gia vào các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn từ năm 2022 - 2025

- Ít nhất 50% người cao tuổi có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm; ít nhất 300 người cao tuổi được hỗ trợ hướng nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở trợ giúp xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm; ít nhất 200 hộ gia đình có người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi;

- 100% xã, phường, thị trấn có các loại hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của người cao tuổi, thu hút ít nhất 50% người cao tui tham gia luyện tập thể dục, thể thao, ít nhất 10% người cao tuổi tham gia văn hóa, văn nghệ;

- 100% xã, phường, thị trấn có Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình Câu lạc bộ khác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tui, thu hút ít nhất 10% người cao tuổi trên địa bàn tham gia;

- 100% xã, phường, thị trấn có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;

- 95% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế; ít nhất 90% người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu kịp thời, khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; 100% người cao tuổi khi ốm đau, dịch bệnh được khám chữa bệnh và được hưởng sự chăm sóc của gia đình và cộng đồng;

- Bệnh viện y học cổ truyền của thành phố tổ chức buồng khám bệnh riêng cho người cao tuổi tại khoa khám bệnh, bố trí giường bệnh điều trị nội trú cho người cao tuổi. Bệnh viện đa khoa thành phố và 30% các bệnh viện đa khoa cấp huyện có quy mô từ 50 giường bệnh trở lên có khoa lão khoa;

- Hàng năm, ít nhất 80% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức khác nhau; 70% người cao tui khuyết tật được sàng lọc, phát hiện các dạng khuyết tật và được can thiệp, phục hi chức năng; 70% người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có người phụng dưỡng được chăm sóc, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng và cơ sở trợ giúp xã hội;

- 100% người cao tuổi tâm thần nặng, người cao tuổi lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại các cơ sở trợ giúp xã hội;

- 100% người cao tuổi không phải sống trong nhà tạm, dột nát;

- 100% người cao tuổi nghèo, không có người phụng dưỡng được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật;

- Ít nhất 80% người cao tuổi có khó khăn về tài chính, bị bạo lực, bạo hành được cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu;

[...]