Kế hoạch 4810/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn năm 2030

Số hiệu 4810/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2020
Ngày có hiệu lực 31/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4810/KH-UBND

Hải Dương, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

Quyết định số 1579/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;

Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế về Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

Thông tư số 96/2018/TT-BTC ngày 18/10/2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ; ưu đãi tín dụng và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.

2. Căn cứ thực tiễn

2.1. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

Trong những năm qua công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được cấp ủy, chính quyền và ngành y tế các cấp quan tâm, đã có nhiều hình thức, nhiều hoạt động hướng đến chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi: hoạt động truyền thông về sức khỏe cho người cao tuổi; thực hiện khám, chữa bệnh về mắt; hỗ trợ người cao tuổi từ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi mua bảo hiểm y tế tự nguyện (mức hỗ trợ 75% giá trị thẻ); tuyến y tế cơ sở lập hồ sơ quản lý các bệnh mãn tính đối với người cao tuổi; thành lập khoa Lão khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh; các bệnh viện tuyến tỉnh (trừ Bệnh viện Nhi), tuyến huyện để bố trí giường bệnh dành cho người cao tuổi.

Hội Người cao tuổi các cấp xây dựng và duy trì nhiều loại hình câu lạc bộ, phong trào thể dục, thể thao hướng đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Đặc biệt, đã thành lập được 69 Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi, trong đó, các hoạt động của câu lạc bộ thực hiện chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe cho người cao tuổi, theo dõi cân nặng, huyết áp cho thành viên hàng tháng.

Tuy nhiên, hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, như: nhận thức về tình trạng già hóa dân số, yêu cầu đặt ra về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chưa thật sự đầy đủ; việc khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi thực hiện chưa được nhiều; tỷ lệ người cao tuổi chưa có bảo hiểm y tế còn cao ( trên 20%); năng lực các cơ sở y tế để thực hiện khám, chữa bệnh cho người cao tuổi còn hạn chế; kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

2.2. Thực trạng về người cao tuổi ở Hải Dương

Theo số liệu thống kê ngày 1/4/2019, số lượng người cao tuổi: 294.291 người, chiếm 15,5% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ người cao tuổi sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 75%, phần lớn không có lương hưu, trợ cấp, tiền tích lũy để dành hầu như không có, chủ yếu sống nhờ sự trợ giúp của con cái.

Tỷ lệ người cao tuổi bị mắc các bệnh mạn tính, các bệnh không lây nhiễm gia tăng, người khuyết tật là người cao tuổi có xu hướng gia tăng dẫn đến rất cần chăm sóc, đặc biệt là chăm sóc dài hạn. Thực trạng này đặt ra vấn đề chăm sóc người cao tuổi trong dài hạn. Trong đó, trọng tâm là chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên) bảo đảm thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

Hải Dương phấn đấu một số chỉ tiêu đạt cao hơn so với chỉ tiêu chung cả nước trong Chương trình của Chính phủ đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. 100% cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030;

2.2. Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi đạt 70% năm 2025; 85% năm 2030;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ