Kế hoạch 244/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trong tình hình mới do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu | 244/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | 07/07/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Đặng Quốc Vinh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 7 năm 2017 |
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Mục đích, yêu cầu
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 phiên họp thường kỳ tháng 2 năm 2017 của Chính phủ; Thông báo kết luận số 43/TB-VPCP ngày 25/1/2017 của Văn phòng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy; Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 18/2/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh trong tình hình mới và Kế hoạch số 514/2014/HK-UBND ngày 05/12/2014 của UBND tỉnh thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2020.
2. Nhiệm vụ trọng tâm
a) Nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn xã hội trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên liên tục. Tập trung thực hiện mục tiêu 03 giảm: giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác, huy động các nguồn lực để bảo đảm cho công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống và cai nghiện ma túy; đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, chú trọng truyền thông qua mạng xã hội về hiểm họa ma túy; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống và cai nghiện ma túy; nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy.
c) Tăng cường các biện pháp đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trồng cây có chất ma túy. Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động điều tra để kịp thời phát hiện, bắt giữ, truy tố, xét xử nghiêm các tội phạm về ma túy. Rà soát, phân loại, quản lý chặt chẽ người sử dụng, người nghiện ma túy gắn với ứng dụng công nghệ thông tin.
d) Đa dạng hóa các hình thức điều trị cai nghiện ma túy: Cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, thông qua các mô hình câu lạc bộ cai nghiện ma túy, điều trị thay thế bằng thuốc Methadone và kết nối các dịch vụ hỗ trợ xã hội sẵn có trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; nâng cao năng lực hệ thống tổ chức thực hiện công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy; tăng cường công tác quản lý người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy. Nghiên cứu áp dụng các bài thuốc, phương pháp điều trị các rối loạn do sử dụng ma túy tổng hợp.
a) Tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, tụ điểm mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy; các tụ điểm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
b) Thường xuyên rà soát, thống kê người nghiện, người sử dụng ma túy để nhập dữ liệu vào phần mềm; phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác quản lý người nghiện, người sử dụng ma túy trên địa bàn tỉnh.
c) Hướng dẫn thống nhất việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục xã, phường, thị trấn và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp trong việc truy tìm đối tượng bỏ trốn và bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở, đồng thời tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ tại các cơ sở cai nghiện.
d) Đẩy mạnh thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, chú trọng công tác phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống và cai nghiện ma túy. Thường xuyên sơ kết, đánh giá hiệu quả các phong trào, kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống và cai nghiện ma túy.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ liên quan công tác dự phòng nghiện ma túy; cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn cho bản thân và gia đình người có liên quan đến tệ nạn ma túy; vận động người nghiện đi cai nghiện tự nguyện và theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống văn bản về lĩnh vực cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư mở các cơ sở cai nghiện tư nhân.
b) Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và cho đội ngũ cán bộ chuyên trách xã, phường, cán bộ nhân viên cơ sở cai nghiện ma túy, các Đội công tác xã hội tình nguyện ở xã phường. Phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy thành công từ 5 năm trở lên không tái nghiện.
c) Phối hợp Sở Tài chính lập dự toán kinh phí hàng năm về kinh phí tổ chức cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện, tại gia đình, cộng đồng và các Mô hình câu lạc bộ cai nghiện, giải quyết việc làm trình UBND tỉnh phê duyệt.
d) Tăng cường tuyên truyền phòng, chống ma túy trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các cơ sở dạy nghề; mở rộng hình thức cai nghiện ma túy, thu hút nhiều người tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện; vận động các bệnh viện công lập, tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa lĩnh vực cai nghiện ma túy.
đ) Phối hợp Sở Nội vụ tham mưu bố trí đủ cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và tại Cơ sở cai nghiện.
g) Nhân rộng mô hình can thiệp sớm, dự phòng nghiện ma túy; mô hình cai nghiện tại gia đình - cộng đồng. Nghiên cứu, triển khai mô hình trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội theo mô hình “Tiền xét xử”, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh nghiên cứu, xây dựng và triển khai thí điểm, từng bước nhân rộng mô hình Tòa hỗ trợ cai nghiện ma túy (Tòa ma túy).
e) Đôn đốc, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện ma túy; đẩy mạnh công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng; tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ, chăm sóc người nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện.
i) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy, hàng quý báo cáo số người nghiện ma túy vào ngày 20 tháng cuối quý về UBND tỉnh. Tuyên dương, khen, thưởng các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác cai nghiện và quản lý sau cai và thực hiện vượt chỉ tiêu cai nghiện ma túy UBND tỉnh giao hàng năm.
a) Nghiên cứu, ứng dụng các loài thuốc, phương pháp y học và phác đồ điều trị dùng trong cai nghiện, điều trị nghiện ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và các chất hướng thần mới.