Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2017 công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 201/KH-UBND
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 13/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 201/KH-UBND

Hà Giang, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VÀ CAI NGHIỆN MA TÚY ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 18/4/2017 của Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020,

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm tập trung, thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 18/4/2017 của Tỉnh ủy Hà Giang về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2017-2020; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trên địa bàn.

2. Kiềm chế tội phạm và tệ nạn ma túy, không để phát sinh "điểm nóng" phức tạp; giảm tốc độ gia tăng người nghiện, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện và phát sinh người nghiện mới. Hàng năm, nâng cao tỷ lệ người nghiện có đủ điều kiện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa vào cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch phải được tiến hành quyết liệt, đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, tạo được sự đổi mới và huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy.

II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Tchức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp tại 100% số xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp. Kiềm chế tội phạm và tệ nạn ma túy, không để phát sinh "điểm nóng" phức tạp về ma túy, triệt xóa từ 5-10% số điểm, tụ điểm mỗi năm trên địa bàn toàn tỉnh; ngăn chặn có hiệu quả ma túy thẩm lậu từ bên kia biên giới và các tỉnh vào địa bàn. Tăng tỷ lệ phát hiện, bắt giữ tội phạm về ma túy hàng năm từ 5% đến 10%; tỷ lệ điều tra, giải quyết án về ma túy đạt 85% trở lên, án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên; không quá 01 năm từ khi xảy ra, 100% hành vi phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy trên địa bàn được phát hiện, xử lý triệt để (nếu có).

2. Kiềm chế gia tăng số xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy, phấn đấu mỗi năm giảm hơn 1% số xã, phường, thị trấn có ma túy so với năm trước; đến năm 2020 có hơn 20% số xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy giảm mức độ phức tạp so với năm 2015; 100% các thôn, tdân phố có tụ điểm về ma túy và có người nghiện xây dựng được mô hình tự quản tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống ma túy có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo việc thực hiện chuyển hóa địa bàn đối với 100% số xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy. Giảm diện tích cây có chứa chất ma túy trồng trái phép so với năm trước và triệt phá 100% diện tích phát hiện được.

3. Giảm tốc độ gia tăng số người nghiện ma túy, mỗi năm hơn 1% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đủ tiêu chuẩn đưa ra khỏi diện; 100% người nghiện có hồ sơ có mặt tại địa phương được tổ chức các hình thức cai nghiện phù hợp hoặc tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện ma túy bằng Methadone; hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện và phát sinh người nghiện mới. Hàng năm, nâng tỷ lệ người nghiện có đủ điều kiện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được đưa vào cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 1% đến 2%; tỷ lệ người nghiện tham gia chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bng Methadone đạt trên 90% chỉ tiêu Chính phủ giao.

III. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố (có biểu phân công kèm theo)

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

- Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và công tác quản lý cai nghiện trên địa bàn. Duy trì hiệu quả các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp đã ký kết với lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy nói riêng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy; quản lý, giáo dục, cảm hóa người nghiện và người đã cai nghiện ở xã, phường, thị trấn; phát hiện, tố giác tội phạm; chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm phòng, chống ma túy; lồng ghép công tác phòng, chống ma túy với các phong trào khác đang triển khai, thực hiện tại xã, phường, thị trấn.

3. Đ ngh Vin kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh

- Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả các quy chế, chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong lĩnh vực phòng, chống ma túy; nhất là phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy.

- Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức thực hiện Dự án "Hỗ trợ, nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho các lực lượng chuyên trách của Bộ Công an; các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma túy của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và nâng cao năng lực xử lý án về ma túy của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp" (sau khi Bộ Công an phê duyệt và triển khai thực hiện dự án).

- Tổ chức triển khai, thực hiện thí điểm mô hình "Tòa ma túy" theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.

4. Kinh phí thực hiện kế hoạch

- Ngân sách Trung ương phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy hàng năm.

- Ngân sách địa phương hỗ trợ.

- Quỹ phòng, chống tội phạm của tỉnh.

- Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống ma túy và quản lý cai nghiện, sau cai nghiện.

+ Đơn vị chủ trì: Sở Tài chính.

+ Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố.

[...]