Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 243/KH-UBND
Ngày ban hành 05/10/2023
Ngày có hiệu lực 05/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/KH-UBND

Cà Mau, ngày 05 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 125/QĐ-BNN-TCTS ngày 04/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch của Bộ thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg; Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 05/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Quyết định số 1846/QĐ-UBND ngày 21/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; từng bước xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá; từng bước xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thủy sản.

- Xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

- Mạng lưới, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) được triển khai hiệu quả; cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thủy sản được xây dựng và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia.

- Hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo vệ môi trường sống các loài thủy sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản (rừng ngập mặn, vùng đất ngập nước,...) được triển khai hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; thực hiện cụ thể hóa kế hoạch hành động của Trung ương về bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thủy sản ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản; 100% doanh nghiệp thủy sản; trên 50% ngư dân, 100% hộ nuôi trồng thủy sản thâm canh, siêu thâm canh được tập huấn, phổ biến pháp luật, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản.

- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; duy trì mức tăng hàng năm 08% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và bền vững.

- Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Rà soát, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản

- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật về chủ động phòng ngừa, kiểm soát nguồn thải trong các hoạt động thủy sản có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

- Xây dựng, triển khai các kế hoạch quản lý môi trường trong hoạt động thủy sản.

- Xây dựng các quy định nhằm thực hiện mục tiêu thu gom, giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản; đặc biệt đối với các cơ sở, hộ gia đình khai thác, nuôi trồng, chế biến, kinh doanh quy mô nhỏ.

1.2. Chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản; quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích).

- Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn thải trong các hoạt động thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản).

- Xây dựng, ban hành kế hoạch quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải các hoạt động thủy sản; chú trọng việc kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm tại các khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản thâm canh, siêu thâm canh, các vùng ven biển, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao.

- Chủ động trong giải quyết các vấn đề môi trường, các vấn đề phát sinh trong hoạt động thủy sản.

- Rà soát, kiện toàn, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường (đất, nước, trầm tích); thực hiện quan trắc môi trường thường niên (đất, nước, trầm tích) tại các vùng nuôi tập trung, các cảng cá, nguồn cung nước đầu vào và đầu ra cho các vùng nuôi trồng thủy sản, các làng nghề chế biến thủy sản, khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tiếp tục thực hiện kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản (Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 16/9/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh); tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực về quan trắc môi trường cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động địa phương.

- Cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thủy sản được xây dựng và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia.

- Điều tra, đánh giá, phân loại chất lượng môi trường các khu vực nuôi trồng thủy sản; xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi các khu vực ô nhiễm do tác động từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

[...]