Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2021 về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Cần Thơ năm 2022

Số hiệu 242/KH-UBND
Ngày ban hành 30/11/2021
Ngày có hiệu lực 30/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trần Việt Trường
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 242/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 ngày 8 tháng 2021 của Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1652/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển thành số thị thông minh giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Phát triển Chính quyền số thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng thành phố Cần Thơ năm 2022, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đảm bảo người dân có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, phù hợp với nhu cầu; sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để đưa ra chính sách chính xác, kịp thời; cung cấp dữ liệu mở có thể truy cập, sử dụng dễ dàng và bảo đảm an toàn thông tin thông tin mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

b) Tối thiểu 30% hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của thành phố.

c) 30% hệ thống thông tin của sở, ban ngành, địa phương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP).

d) Hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo thành phố, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

đ) 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

e) Tối thiểu 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 70% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 40% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (bao gồm hồ sơ văn bản điện tử và hồ sơ TTHC, không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

g) 95% hệ thống thông tin được xác định cấp độ.

h) 90% máy chủ, máy trạm tại các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ.

i) 100% các cơ quan nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin.

k) 90% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

II. NHIỆM VỤ

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

a) Xây dựng các Quy chế sửa đổi, bổ sung hoặc thay các Quy chế về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước; quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến thành phố Cần Thơ; quản lý, sử dụng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử thành phố Cần Thơ.

b) Xây dựng Quy chế quản lý, tích hợp, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung thành phố Cần Thơ.

2. Phát triển hạ tầng số

a) Phát triển hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu triển khai Chính quyền số tuân thủ mô hình tham chiếu về kết nối mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

b) Nâng cấp trang thiết bị Trung tâm Dữ liệu thành phố và triển khai nền tảng điện toán đám mây tại Trung tâm dữ liệu thành phố phục vụ triển khai Chính quyền số.

c) Trang bị, nâng cấp máy tính, hệ điều hành bản quyền, máy scan các thiết bị đầu cuối phục vụ kịp thời các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, xây dựng Chính quyền số và số hóa văn bản, hồ sơ giải quyết TTHC.

d) Triển khai, hoàn thành nền tảng trao đổi định danh và xác thực điện tử kết nối với nền tảng quốc gia (NIXA).

đ) Xây dựng phần mềm nền tảng, điều hành cho Trung tâm điều hành đô thị thông minh.

3. Phát triển các nền tảng và phát triển dữ liệu

[...]