Kế hoạch 9423/KH-UBND năm 2021 về phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 9423/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9423/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 24 tháng 12 năm 2021

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG NĂM 2022

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2021

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ

- Kế hoạch số 908/KH-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh về về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch số 3534/KH-UBND ngày 31/5/2021 của UBND tỉnh về về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021.

- Quyết định số 342/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lâm Đồng phiên bản 2.0.

- Kế hoạch số 5264/KH-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh về phát triển doanh nghiệp số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

- Kế hoạch số 4535/KH-UBND ngày 19/5/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2020-2025.

- Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT

- Hạ tầng CNTT các cơ quan đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cơ bản đảm bảo việc quản lý và điều hành qua môi trường mạng (100% cơ quan có đủ trang thiết bị làm việc và hệ thống mạng LAN kết nối mạng Internet cáp quang tốc độ cao).

- Hệ thống mạng CAMPUS Trung tâm hành chính tỉnh: 54 đơn vị (18 đơn vị cấp sở, 36 đơn vị trực thuộc cấp sở) hoạt động trong Khu hành chính tập trung, với trên 1.700 người dùng, 54 máy chủ tập trung, 37 đường kết nối Internet FTTH, hoạt động ổn định, đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị.

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối đến các sở, ngành cấp tỉnh, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Mạng truyền dẫn cáp quang đến 100% trung tâm tỉnh, huyện, xã. Mạng di động phủ sóng 100% địa bàn tỉnh, dịch vụ điện thoại cố định và internet tốc độ cao phát triển đến tất cả các xã và đã thay thế hệ thống cáp đồng.

III. CÁC HỆ THỐNG NỀN TẢNG

- Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu (LGSP-Local Government Service Platform) của tỉnh đã kết nối với Trục kết nối NGSP của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã hoàn thiện kết nối 08/13 cơ sở dữ liệu (CSDL), Hệ thống thông tin gồm: CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); CSDL quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội Việt Nam); CSDL quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp); hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp); hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp); hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính); hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông); hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; đã kết nối CSDL quốc gia về dân cư phục vụ xử lý thủ tục hành chính.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động ổn định đáp ứng duy trì vận hành Hệ thống Cổng Thông tin điện tử, Thư điện tử công vụ, và các ứng chuyên ngành khác..., đảm bảo an toàn bảo mật phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động của tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

- Trung tâm điều hành thông minh thành phố Đà Lạt (IOC) đi vào vận hành tích hợp dữ liệu và đồng bộ các hệ thống sẵn có của thành phố; đã cung cấp các công cụ, phương thức điều hành, cách thức xử lý tối ưu các vấn đề phát sinh trên các lĩnh vực thuộc quyền giải quyết của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố Đà Lạt. Góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại; bước đầu hình thành các tiện ích, tương tác giữa chính quyền với nhân dân tạo kênh kết nối người dân, chính quyền, nâng cao vai trò giám sát và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

IV. PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU

- Triển khai các CSDL quốc gia theo lộ trình của Chính phủ như: CSDL quốc gia về dân cư, bảo hiểm, đất đai, tài chính, quản lý thuế, kho bạc, hải quan, ...

- Hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành ngày càng được hoàn thiện đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nhiều hệ thống thông tin. CSDL đã kết nối, tích hợp lên cổng kết nối liên thông như liên thông về bảo hiểm xã hội, thông báo khuyến mãi, Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia PayGov, ... giúp giảm thiểu thành phần hồ sơ công dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính, đảm bảo cơ chế một cửa trong xử lý thủ tục hành chính.

- Hiện trạng phát triển dữ liệu theo nhóm dịch vụ đô thị thông minh: Các ứng dụng đã triển khai: Cổng thông tin công bố quy hoạch thành phố Đà Lạt tại địa chỉ http://quy hoạch.dalat gồm 12 phường và 4 xã thuộc thành phố Đà Lạt; hệ thống phần mềm “Đà Lạt Trực tuyến - iGov Connect”- Kết nối Người dân, Chính quyền; phần mềm quản lý thủ tục cấp phép vực xây dựng và quản lý đô thị; Cổng thông tin du lịch (http://dalat.vn) và phần mềm ứng dụng (Dalat City), DalatFowerCity; hệ thống quản lý khách lưu trú; hệ thống quản lý trường học - VNPT School, sổ liên lạc điện tử, quản lý thi nghề phổ thông, quản lý văn bằng chứng chỉ; ứng dụng trên thiết bị di động cho khối phụ huynh học sinh; hệ thống học tập trực tuyến (Elearning); phần mềm quản lý bệnh viện và khám chữa bệnh; xây dựng y bạ điện tử hướng đến hồ sơ sức khỏe cho người dân thành phố; phần mềm quản lý y tế cơ sở; hệ thống quản lý bệnh viện VNPT-His; Ứng dụng kê khai bảo hiểm xã hội và khai báo thuế qua cổng I-VAN của Tập đoàn VNPT; ứng dụng công nghệ thông minh IoT vào quản lý sản xuất rau, hoa (thành phố Đà Lạt có 02 mô hình);....

V. CÁC ỨNG DỤNG, DỊCH VỤ

1. Hiện trạng ứng dụng, dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ các cơ quan nhà nước

a) Hệ thống quản lý văn bản điều hành và trục kết nối liên thông văn bản điện tử

- 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã đã được triển khai thống nhất hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Tất cả các hệ thống này đã kết nối liên thông gửi nhận văn bản điện tử đảm bảo thông suốt từ cấp tỉnh tới cấp xã theo trục kết nối liên thông của tỉnh, đã kết nối cho 1.353 cơ quan, đơn vị phát huy hiệu quả việc liên thông gửi, nhận văn bản điện tử 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) tại các cơ quan đơn vị hành chính nhà nước.

- Thống kê gửi, nhận văn bản điện tử từ 01/01/2021 đến 31/10/2021: Tổng số văn bản gửi, nhận qua trục kết nối liên thông văn bản điện tử có 1.709.967 văn bản (văn bản đi: 285.961, văn bản nhận: 1.424.006). Tỷ lệ gửi nhận văn bản điện tử trên trục liên thông văn bản quốc gia của tỉnh đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 38.720 văn bản trong đó văn bản đi 21.767 văn bản, nhận 16.953 văn bản.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ