ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 220/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày
16 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC
VÀ PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số
1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn
2021 - 2025”;
Căn cứ Quyết định số
458/QĐ-BTTTT ngày 07/4/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức
về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến
kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với những nội dung chính sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa các nội dung Đề án
“Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin
giai đoạn 2021 - 2025” được ban hành kèm theo Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày
23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án).
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng
cao nhận thức và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh những kiến thức và
kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
2. Yêu cầu
- Đổi mới hình thức tuyên truyền,
kết hợp giữa hình thức truyền thống với hình thức trực tuyến, áp dụng các công
nghệ hiện đại để triển khai các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, thông
minh và tự động; tận dụng các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy
thay đổi nhận thức về an toàn thông tin của người sử dụng.
- Tận dụng ưu thế của mạng xã hội,
phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan toả
rộng rãi, tạo ra năng lượng tích cực, an toàn trên không gian mạng.
- Việc tuyên truyền, nâng cao
nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin được thực hiện thường
xuyên, tần xuất p hù hợp; đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, với nội dung, hình
thức phù hợp; gắn việc tuyên truyền về an toàn thông tin với tuyên truyền các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng
cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin là trách nhiệm của các sở,
ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố,… nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả
nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo chuyển biến mạnh mẽ
trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc
gia về bảo đảm an toàn thông tin; giảm thiểu các sự cố mất an toàn thông tin bắt
nguồn từ nhận thức yếu kém của con người về các nguy cơ mất an toàn thông tin.
- Người đứng đầu các cơ quan, tổ
chức nhận thức được vai trò, trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin khi triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Người sử dụng Internet, mạng
xã hội được trang bị đầy đủ nhận thức và kỹ năng cơ bản về bảo đảm an toàn
thông tin trong thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch điện tử trên không
gian mạng, tham gia chính quyền điện tử,…
- Học sinh, sinh viên được
trang bị đầy đủ nhận thức và kỹ năng cơ bản để khai thác an toàn, hiệu quả,
lành mạnh không gian mạng trong học tập, giải trí.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân ưu
tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin, an toàn thông
tin trong nước tiêu biểu đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn
thông tin) đánh giá và công bố hoặc bảo trợ.
2. Mục tiêu đến năm 2025
- 100% các cơ quan, đơn vị, địa
phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách
nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Chính quyền điện tử cho cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động.
- Trên 80% trường trung học phổ
thông, trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ
biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên
không gian mạng; 50% trường trung học phổ thông, trung học cơ sở xây dựng
chương trình tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đọc tin, tư duy phê phán, phản
biện về c ác thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ có tư duy và
sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng.
- Trên 80% người sử dụng nói
chung và 100% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất an toàn
thông tin, kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng; các
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về an toàn
thông tin.
- 100% doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ
b iến nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông tin;
trách nhiệm và quy tắc nghề nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin.
- Trên 90% phóng viên hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lãnh đạo các cơ quan báo chí được phổ biến
về các nguy cơ, hậu quả và trách nhiệm trong vấn đề mất an toàn thông tin; xu
hướng và tình hình mất an toàn thông tin tại Việt Nam và trên thế giới.
- 100% người đứng đầu cơ quan,
đơn vị, địa phương được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo
đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; ý thức được hậu quả
cũng như trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sự cố mất an toàn thông
tin;
- 80% cơ quan, đơn vị, địa
phương được tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trong nước.
- 100% các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh; bảo hiểm xã hội, ngân hàng thương mại
triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn
thông tin cho cán bộ, nhân viên, cho khách hàng và người sử dụng dịch vụ.
III. NỘI
DUNG TUYÊN TRUYỀN, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nội dung
tuyên truyền
- Tuyên truyền chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thông tin, như: Luật
Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật An toàn thông tin mạng; Luật An ninh mạng; Luật Cơ
yếu; Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường công tác bảo
đảm an toàn thông tin mạng; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số
14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an
toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam; Nghị định số
15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin
và giao dịch điện tử.
- Tuyên truyền để cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ, nâng cao
cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tội phạm mạng
và các phần tử xấu lợi dụng các lỗ hổng bảo mật, mất an toàn thông tin để chống
phá Đảng, Nhà nước.
- Phổ biến, hướng dẫn nhận diện
các thông tin xuyên tạc, giả mạo trên không gian mạng; đồng thời, khuyến cáo
người dân tăng cường trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội, nâng cao tinh thần
cảnh giác, tỉnh táo sàng lọc thông tin để nhận diện rõ thông tin xuyên tạc, giả
mạo trên không gian mạng.
- Cảnh báo người sử dụng
Internet về nguy cơ, hậu quả của việc mất an toàn thông tin. Phổ biến các kỹ
năng cơ bản phòng tránh mất an toàn thông tin trên không gian mạng (kỹ năng bảo
vệ thông tin cá nhân, phòng chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
và các phần mềm độc hại,…) các biện pháp ứng cứu, xử lý sự cố mất an toàn thông
tin.
- Phổ biến các nội dung về an
toàn thông tin đối với Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, giao dịch điện tử;
vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức về bảo đảm an toàn
thông tin khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước.
- Thông tin về các sản phẩm, giải
pháp, dịch vụ công nghệ thông tin an toàn thông tin trong nước tiêu biểu đã được
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục an toàn thông tin) đánh giá và công bố bảo trợ
để tổ chức, cá nhân biết và sử dụng.
- Các nội dung khác về an toàn
thông tin theo tài liệu tuyên truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Nhiệm vụ
và giải pháp
2.1. Tuyên truyền, phổ biến nâng
cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng
tại các cơ sở giáo dục
- Rà soát chương trình, nội
dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu, hướng dẫn giáo dục về an toàn
thông tin lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp với lớp học,
cấp học (từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông).
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về an toàn thông tin cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, học viên,
sinh viên các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp.
- Thực hiện tuyên truyền, quảng
bá, giới thiệu cơ hội việc làm, tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp trong
lĩnh vực an toàn thông tin mạng tại các cơ sở giáo dục.
2.2. Tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin
trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội
- Thiết lập và phát triển các
trang trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức
và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin; lan truyền những kiến thức, hành động,
thông tin tích cực, định hướng thông tin cho người dùng, tránh ảnh hưởng của
thông tin vi phạm pháp luật; kết nối đa kênh, đa nền tảng.
- Sản xuất nội dung tin bài, ảnh,
video để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và
trên phương tiện truyền thông đại chúng.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu
về an toàn thông tin qua nhiều hình thức như: Internet, mạng xã hội, viết ...
- Xây dựng, thiết lập và duy
trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Sản xuất các chương trình,
phóng sự, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu trên hệ thống phát thanh,
truyền hình.
- Xây dựng các chuyên mục,
chuyên trang đưa tin và bài viết trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin
điện tử, diễn đàn trực tuyến.
- Tổ chức tập huấn, phổ biến
cho đội ngũ phóng viên công nghệ thông tin về các nội dung của Đề án.
2.3. Tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin qua các hệ
thống thông tin cơ sở
- Thực hiện tuyên truyền theo từng
điểm cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ mạng hoặc các thiết bị công
nghệ thông tin; áp dụng với các khu vực có đông người sử dụng mạng, tại các điểm
sử dụng máy tính công cộng, các điểm phủ sóng mạng không dây và truy cập
Internet công cộng.
- Tuyên truyền trên cơ sở truyền
thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống đài truyền thanh cấp xã.
- Tuyên truyền trên các Cổng,
trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
2.4. Tuyên truyền, phổ biến,
nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin qua các
phương thức khác
- Tuyên truyền, chia sẻ kinh
nghiệm về đảm bảo an toàn thông tin mạng kết hợp trong các khoá bồi dưỡng, tập
huấn về ứng dụng công nghệ thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức trong
các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để tăng cường hiểu biết về những
mối nguy hiểm trên không gian mạng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần
thiết để bảo đảm an toàn thông tin.
- Tuyên truyền thông qua hình
thức nhắn tin, cảnh báo với sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, các mạng
xã hội;… nhằm nâng cao nhận thức, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin và
các biện pháp phòng ngừa.
- Tuyên truyền trực quan, sử dụng
pa-nô, áp phích, các vận dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận
diện thông điệp tuyên truyền.
2.5. Định hướng nội dung, hoạt
động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền thuộc phạm vi của Đề án
- Xây dựng và biên tập tài liệu
tuyên truyền sử dụng chung cho các đối tượng và theo chủ đề, chuyên đề phù hợp
với từng nhóm đối tượng khác nhau thuộc phạm vi của Đề án. Chia sẻ rộng rãi để
các cơ quan, đơn vị, địa phương có thể khai thác, sử dụng chung.
- Thiết lập, duy trì kênh liên
lạc và cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền tới các trang, kênh tuyên tuyền
của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch
bố trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ngành, Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách hiện
hành, lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên
quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc từ nguồn đóng góp, tài trợ của
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
2. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ
được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng dự
toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm của
đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở
Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn
tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục
2.3, 2.4, 2.5 mục 2, phần III của Kế hoạch.
- Chỉ đạo, định hướng các đơn vị
báo chí trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại tiểu mục 2.2 mục
2, phần III của Kế hoạch.
- Thường xuyên hướng dẫn các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền trong phạm vi cơ
quan, đơn vị bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trang bị đầy đủ
các kỹ năng cần thiết bảo đảm an toàn thông tin khi ứng dụng công nghệ thông
tin.
- Thực hiện tuyên truyền nâng
cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên các trang mạng
xã hội do cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý.
- Phối hợp với Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan để triển khai
các nhiệm vụ của Đề án; tham gia các chiến dịch tuyên truyền do cơ quan cấp
trên phát động.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh
giá tình hình thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở
Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, thực hiện nhiệm vụ tại tiểu mục 2.1 mục 2, phần III của Kế hoạch; xây dựng
kế hoạch thực hiện và định hướng, hướng dẫn các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh
xây dựng các chương trình tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần
thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng cho học sinh, sinh
viên nhằm tạo dựng thế hệ có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không
gian mạng; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các
giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của Kế hoạch.
3. Sở Tài
chính
Căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, phân bổ kinh phí thực hiện các nội dung
có liên quan của Kế hoạch.
4. Các sở,
ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ nội dung và nhiệm vụ tại
Kế hoạch này, xây dựng Kế hoạch thực hiện và triển khai tuyên truyền trong phạm
vi cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện tuyên truyền nâng
cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin trên các trang mạng
xã hội do cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý.
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ tại tiểu
mục 2.2, 2.3, 2.4 mục 2, phần III Kế hoạch này và tham gia các chiến dịch tuyên
truyền do cơ quan cấp trên phát động.
5. Báo
Tuyên Quang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí
khác
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ
tại tiểu mục 2.2 mục 2, phần III Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia các chiến dịch tuyên
truyền do cơ quan cấp trên phát động.
6. Các
Doanh nghiệp viễn thông
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông triển khai thực hiện các tại nhiệm vụ tại tiểu mục 2.4 mục 2, phần
III Kế hoạch này; tham gia các chiến dịch tuyên truyền do cơ quan cấp trên phát
động.
- Định kỳ thực hiện nhắn tin
tuyên truyền hoặc cảnh báo các nguy cơ mất an toàn thông tin và các biện pháp
phòng ngừa; đồng thời cảnh báo qua các ứng dụng, tiện ích trên các thiết bị đầu
cuối (điện thoại thông minh, máy tính bảng,…).
- Xây dựng và triển khai các Kế
hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông
tin cho các cán bộ, nhân viên; nâng cao nhận thức cho khách hàng, người sử dụng
dịch vụ.
7. Tổ chức
chính trị - xã hội, hội, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh
Chủ động tổ chức tuyên truyền,
phổ biến đến các tập thể, cá nhân, hội viên của đơn vị mình các nội dung tuyên
truyền theo Kế hoạch này.
8. Các
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh, bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh
- Chủ động xây dựng và triển
khai các kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm an
toàn thông tin cho các cán bộ, nhân viên; cho khách hàng, người sử dụng dịch vụ.
- Định kỳ tuyên truyền, cảnh
báo các nguy cơ mất an toàn thông tin và các biện pháp phòng ngừa thông qua các
ứng dụng, tiện ích trên các thiết bị đầu cuối, các trang thông tin điện tử do
cơ quan, đơn vị sở hữu, quản lý.
- Tham gia các chiến dịch,
tuyên truyền do bộ, ban, ngành phát động; cơ quan, đơn vị, địa phương triển
khai.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn
thông tin giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; định kỳ hàng
năm, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện
lồng ghép trong Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin
gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo
quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (báo
cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (báo cáo);
- Các Tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND huyện, thành phố;
- Các Doanh nghiệp viễn thông;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có
vốn nhà nước thuộc tỉnh;
- CVP, PCVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo
điện tử tỉnh;
- Lưu VT, TG CNTT 02.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Việt Phương
|