Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2412/KH-UBND năm 2014 về lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 2412/KH-UBND
Ngày ban hành 24/09/2014
Ngày có hiệu lực 24/09/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2412/KH-UBND

Kon Tum, ngày 24 tháng 09 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN 2014- 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020, cụ thể sau:

I. Mục tiêu, giải pháp thực hiện

1. Mục tiêu:

- Duy trì kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn I và giai đoạn II của Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007; đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống đường Quốc lộ (do Bộ Giao thông Vận tải ủy thác quản lý), Tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu thực tế và các quy định của pháp luật.

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ; lập lại trật tự, kỷ cương theo quy định của pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ.

- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào Quốc lộ, Tỉnh lộ; xây dựng các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.

- Từng bước thu hồi hết phần đất bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và tổ chức bồi thường thiệt hại tài sản trên đất thuộc phạm vi hành lang an toàn đường bộ.

- Tổ chức cưỡng chế, giải tỏa công trình xây dựng trái phép trong đất hành lang an toàn đường bộ và các đường nhánh đấu nối trái phép vào Quốc lộ, Tỉnh lộ (nếu có).

2. Giải pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, về hành lang an toàn đường bộ để người dân tự giác chấp hành; yêu cầu các Sở, ban ngành, chính quyền các cấp, các đoàn thể và các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.

- Rà soát, phân loại và thống kê các công trình xây dựng nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ, tỉnh lộ;

- Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ phát sinh mới; xóa bỏ, ngăn chặn việc mở đường nhánh đấu nối trái phép vào Quốc lộ, Tỉnh lộ và các đường có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông; hoàn thiện và bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ và quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới;

- Xây dựng quy hoạch hệ thống đường gom trong Khu kinh tế, Khu thương mại, khu dân cư đấu nối vào hệ thống Quốc lộ, Tỉnh lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Rà soát các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.

II. Tiến độ, nội dung thực hiện:

1. Từ năm 2014 - 2017:

Trên cơ sở kết quả thực hiện giai đoạn I, giai đoạn II Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác liên ngành lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với tổ công tác liên ngành cấp huyện, thành phố và các đơn vị quản lý đường bộ tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Rà soát, thống kê và phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ; phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh đề xuất các công trình, cây trồng, vật kiến trúc nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông để xây dựng kế hoạch, dự toán bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ trình UBND tỉnh xem xét; phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất([1]), thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ (kể cả kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trong đất hành lang an toàn đường bộ, đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ, tỉnh lộ) - Báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/6/2015.

- Đến hết năm 2017: Thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ từ cấp I đến cấp III, khu vực các nút giao thông, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời lập kế hoạch, từng bước bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở, cụ thể:

+ Lập báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau trước ngày 20/5 hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện.

+ Triển khai cắm đủ mốc xác định giới hạn đất của đường bộ và đất của hành lang an toàn đường bộ. Đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý quốc lộ, tỉnh lộ để quản lý, bảo vệ; đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho UBND các xã, phường, thị trấn để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.

+ Thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+ Tiếp tục tổ chức cưỡng chế, giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trong đất hành lang an toàn đường bộ, đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ, tỉnh lộ gây mất an toàn giao thông.

2. Từ năm 2018 - 2020:

- Thu hồi hết phần đất của đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; từng bước bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ còn lại.

- Tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất của hành lang an toàn đường bộ. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ để quản lý, bảo vệ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ;

[...]