Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 241/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2022
Ngày có hiệu lực 06/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Huỳnh Minh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 241/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XI liên quan phát triển kinh tế số và xã hội số (kèm theo Phụ lục I), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kinh tế số

- Là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

- Kinh tế số gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung, cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

a) Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 5% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%.

- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1%.

- Trên 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- 60% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến.

- 100% sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử.

- Trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến.

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%.

- 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.

- Phấn đấu 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.

- 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền hình trả tiền triển khai thu cước, phí theo hình thức không dùng tiền mặt.

- Trên 50% dịch vụ vận tải triển khai hình thức thu phí không dùng tiền mặt.

- Năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%.

b) Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 10% GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ