Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 128/KH-UBND
Ngày ban hành 04/07/2022
Ngày có hiệu lực 04/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Hồ Thu Ánh
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 04 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 tháng 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;

- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 02/NQ-TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

II. QUAN ĐIỂM

1. Hậu Giang cần nhanh chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm nhiều nhu cầu việc làm mới, bứt phá vươn lên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực và trên cả nước. Nhiệm vụ phát triển kinh tế số và xã hội số được đặt ở mức ưu tiên cao trong các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.

2. Thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số và xã hội số. Công nghệ số và dữ liệu số thấm sâu một cách tự nhiên mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân.

a) Phát triển nhanh hạ tầng số, ưu tiên sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ lõi.

b) Nhân lực công nghệ số và người dân được phổ cập kỹ năng số đóng vai trò quyết định cho phát triển kinh tế số, xã hội số của tỉnh.

c) Phát triển mỗi người dân thành một doanh nhân số, mỗi doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh thành một doanh nghiệp số, ứng dụng công nghệ số để kinh doanh trên môi trường mạng.

3. Giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong phát triển kinh tế số và xã hội số

a) Phát triển nhanh và bền vững, toàn diện và có trọng điểm. Phát triển các yếu tố nền móng cho kinh tế số và xã hội số, xác định một số ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung triển khai.

b) Quản lý rủi ro trong quá trình chuyển đổi lên môi trường số, phát triển kinh tế số và xã hội số an toàn. Bảo vệ người dân, doanh nghiệp trước những nguy cơ, rủi ro, tác nhân xấu xâm hại tới lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng bảo vệ trẻ em và các đối tượng yếu thế trên môi trường mạng.

III. TẦM NHÌN

Phát triển kinh tế số giúp người dân phát triển kinh tế, góp phần tạo nền móng vững chắc để Hậu Giang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, có thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Phát triển xã hội số giúp người dân tham gia các hoạt động xã hội toàn diện, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi, góp phần đưa Hậu Giang trở thành địa phương số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

IV. MỤC TIÊU

1. Phát triển kinh tế số

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.

Kinh tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông; kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

a) Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;

[...]