Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 24/KH-UBND về nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công năm 2021 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 24/KH-UBND
Ngày ban hành 21/01/2021
Ngày có hiệu lực 21/01/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/KH-UBND

Sơn La, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG NĂM 2021

Thực hiện Thông báo kết luận số 614-TB/TU ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 01/12/2014 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cải cách hành chính; Quyết định số 2944/QĐ-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Sơn La năm 2021.

Nhằm cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) cấp tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công năm 2021 (sau đây gọi tắt là Chỉ s PAPI) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Xác định rõ những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác điều hành, quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng hình ảnh cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh thân thiện, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong nỗ lực cải thiện Chỉ số PAPI.

- Tiếp tục duy trì và phát huy những nội dung, nội dung thành phần đã đạt điểm tốt; cải thiện những nội dung, nội dung thành phần còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu theo đánh giá tại Bộ Chỉ số PAPI cấp tỉnh.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch được triển khai đồng bộ ở các cấp; tập trung trọng điểm tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Quá trình triển khai thực hiện cần kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của sở, ban, ngành và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nội dung “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở”

1.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân hiểu đầy đủ và thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Tuyên truyền, triển khai các hình thức thích hợp (công khai số điện thoại, hộp thư điện tử của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp, đối thoại với nhân dân...), tạo điều kiện cho nhân dân được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện, để nhân dân nói lên nguyện vọng, phản ánh kiến nghị, tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, các cơ chế, chính sách của Trung ương cũng như của địa phương.

1.2. Tuyên truyền, phổ biến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 sâu rộng trong toàn dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc bầu cử; các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; vị trí, vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong bộ máy nhà nước; vị trí, vai trò của người đại biểu nhân dân; về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Động viên mọi cử tri tự giác, tích cực và chủ động tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ về danh sách người ứng cử.

1.3. Người dân tham gia bầu trưởng thôn, trưởng bản, tổ trưởng tiểu khu, tdân phố (bầu Bí thư Chi bộ, đồng thời là trưởng thôn, bản, tiu khu, t dân ph) đảm bảo đúng quy định, dân chủ. Đặc biệt nội dung về nhân sự cần đảm bảo về tính đại diện do người dân suy tôn; chính quyền có trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện trong công tác tổ chức.

1.4. Đóng góp tự nguyện để đầu tư xây mới hoặc tu sửa các công trình công cộng, dân sinh ở địa bàn dân cư là một hình thức biu hiện sự tham gia tự nguyện, chủ động của người dân, việc đóng góp của người dân phải được ghi chép vào ssách của xã, phường. Khắc phục triệt để hiện tượng huy động các khoản đóng góp xã hội không dựa trên tinh thần tự nguyện, ấn định mức đóng góp tối thiểu hoặc vận động trùng lắp; khuyến khích các hình thức xác nhận việc đã đóng góp của công dân (nếu công dân có yêu cầu) để tránh đóng góp nhiều lần, ở nhiều nơi.

1.5. Thông tin để người dân biết khi tham gia đóng góp tự nguyện công trình công cộng ở xã, phường, thị trấn nơi sinh sống thì có quyền tham gia ý kiến trong quá trình thiết kế, tham gia vào việc quyết định và tham gia giám sát xây mới, tu sửa công trình công cộng ở xã, phường, thị trấn do mình đóng góp.

2. Nội dung “Công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách”

2.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Luật Tiếp cận thông tin, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2405/QĐ-UBND ngày 11/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Thực hiện các Chương trình Đề án tuyên truyền, PBGDPL; Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL”. Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

2.2. Thực hiện điều tra, rà soát, bình xét và công nhận hộ nghèo hàng năm đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian, cách thức thực hiện và đối tượng. Kết quả rà soát phải phản ánh đúng thực trạng đời sống của nhân dân, tuyệt đối không bỏ sót hộ nghèo, hộ cận nghèo, không chạy theo thành tích làm sai lệch thực trạng nghèo của địa phương.

2.3. Thực hiện công khai danh sách hộ nghèo tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã), điểm sinh hoạt cộng đồng khu dân cư... đảm bảo quy định về thời gian công khai, nội dung công khai, địa điểm công khai. Công khai kịp thời những thông tin về chính sách xã hội cho người nghèo đnhân dân biết, nhân dân bàn, giám sát thực hiện.

2.4. Thực hiện đúng, đủ quy định về công khai, minh bạch thu chi ngân sách cấp xã. Bảo đảm việc niêm yết công khai danh mục thu, chi cụ thể, chi tiết, hình thức công khai phải phù hợp, thuận tiện để người dân có thể tiếp cận và giám sát.

2.5. Thực hiện đúng quy định về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của người dân đối với dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. Tiếp thu đầy đủ, giải trình, thông tin kịp thời, xem xét điều chỉnh và công khai để người dân được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

2.6. Đối với quy hoạch đất đai và các dự án liên quan đến đất đai trên địa bàn phải công khai các quy hoạch đất đai được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và khung giá đất hiện thời trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) và tại trụ sở UBND cấp xã. Phải công khai và thông báo cụ thể về mục đích sử dụng đất, mức giá đền bù khi thu hồi đất. Công khai kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư. Thường xuyên kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

3. Nội dung “Trách nhiệm giải trình với người dân”

3.1. Thực hiện hiệu quả Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Tiếp công dân năm 2013 làm tăng mức độ và hiệu quả tương tác giữa chính quyền địa phương với người dân nhằm đáp ứng yêu cầu; giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân. Chính quyền các cấp cân chủ động và tích cực hơn trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với người dân thông qua các cuộc họp dân thường xuyên hoặc bất thường. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; kịp thời phát hiện các điểm yếu kém trong quản lý để khắc phục và nâng cao trách nhiệm giải trình đối với người dân.

[...]