Kế hoạch 238/KH-BGDĐT năm 2022 về xây dựng, ban hành Đề án “Hỗ trợ phát triển Giáo dục Mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành

Số hiệu 238/KH-BGDĐT
Ngày ban hành 10/03/2022
Ngày có hiệu lực 10/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Ngô Thị Minh
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 238/KH-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG, BAN HÀNH ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2023-2030”

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 1983/QĐ-TTg ngày 24/11/2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020;

Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành Kế hoạch xây dựng, ban hành Đề án “Hỗ trợ phát triển Giáo dục Mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Tổ chức xây dựng Đề án “Hỗ trợ phát triển Giáo dục Mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023 -2030” (Sau đây gọi tắt là Đề án) đảm bảo quy định.

- Kế hoạch là căn cứ để các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng, trình Chính phủ ban hành Đề án theo đúng tiến độ.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng

1.1. Tổ chức khảo sát thực trạng

- Xây dựng hệ thống biểu mẫu điều tra thống kê; các phiếu khảo sát;

- Xây dựng đề cương báo cáo đánh giá thực trạng gửi 63 sở giáo dục đào tạo cung cấp thông tin, dữ liệu;

- Tổ chức các đoàn đánh giá, khảo sát trực tiếp; tổ chức khảo sát trực tuyến.

1.2. Tổ chức đánh giá thực trạng

- Tổ chức phân tích dữ liệu, thông tin về thực trạng;

- Tổ chức xây dựng các báo cáo, đánh giá thực trạng; báo cáo dự báo; báo cáo khoa học làm căn cứ xây dựng Đề án.

2. Xây dựng Hồ sơ Đề án

- Xây dựng các Đề cương Đề án;

- Xây dựng các Dự thảo Đề án (từ Dự thảo 1 đến Dự thảo 5);

- Xây dựng Quyết định trình Chính phủ ban hành Đề án;

- Xây dựng Báo cáo thuyết minh sự cần thiết ban hành Đề án; báo cáo đánh giá tác động của Đề án đối với xã hội;

- Xây dựng Tờ trình Chính phủ phê duyệt Đề án.

Trình Bộ trưởng xin ý kiến chỉ đạo, phê duyệt Dự thảo hồ sơ Đề án; hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Đề án.

3. Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm xây dựng hồ sơ Đề án

- Các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm xin ý kiến định hướng xây dựng Đề án; góp ý cho nội dung Đề cương và các Dự thảo Đề án;

- Các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về pháp lí, tài chính, cơ chế và các nội dung chuyên môn khác của Đề án.

(Có Phụ lục kế hoạch chi tiết kèm theo)

[...]