Kế hoạch 2356/KH-UBND năm 2014 về triển khai Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 2356/KH-UBND
Ngày ban hành 18/09/2014
Ngày có hiệu lực 18/09/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2356/KH-UBND

Kon Tum, ngày 18 tháng 09 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ 2020”

Để tổ chức triển khai tốt nội dung Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” và Kế hoạch số 605/KH-BYT ngày 21/8/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”, UBND tỉnh Kon Tum xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Trong nhng năm qua việc tổ chức triển khai Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) đã từng bước đi vào nề nếp, quyền lợi của người lao động được đảm bảo, công tác BHYT có bước phát triển và đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tính đến cui năm 2013, tỉnh Kon Tum có trên 395.850 người tham gia BHYT, tăng trên 367.550 người, gấp hơn 13 lần so với năm 2003 (chiếm tỷ lệ trên 80% dân số toàn tỉnh). Khoảng cách hiện nay so với mục tiêu năm 2020 về BHYT của toàn quốc hiện đang ở ngưỡng xấp xỉ. Song, diện đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT hoàn toàn là rất lớn, nhất là người nghèo. Sngười thoát nghèo ngày càng nhiều, kéo theo diện phải vận động tham gia BHYT tăng tương ứng. Do đó, hướng ti mục tiêu thực hiện Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” vẫn còn là một thách thức lớn.

Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT được thực hiện nhanh chóng, quyền lợi của người tham gia BHYT và chất lượng khám chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đã được, việc thực hiện chính sách BHYT vẫn còn một số hạn chế: Công tác về tuyên truyền chính sách BHYT chưa đạt hiệu quả cao, có nơi còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên; việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về BHYT chưa được quan tâm đúng mức; công tác phối hợp thực hiện chưa hiệu quả giữa các cp, các ngành; nhận thức xã hội về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT đối với hệ thống chính sách an sinh xã hội còn hạn chế; BHYT, ngoài diện bắt buộc và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc phần lớn mức phí tham gia BHYT thì tỷ lệ tham gia của các nhóm đối tượng khác là người tự nguyện tham gia, người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân,... còn rất thấp; tình trạng vi phạm pháp luật về BHYT ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp, như: trốn đóng, đóng không đủ số lao động thực tế làm việc, đóng không đúng với mức lương thực tế làm căn cứ đóng BHYT, chủ sử dụng lao động chiếm dụng tiền đóng BHYT của người lao động; tình trạng lạm dụng quBHYT dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn còn xảy ra; hệ thống cung cấp dịch vụ y tế theo chế độ BHYT còn nhiều hạn chế, chưa khuyến khích người dân tham gia, tình trạng quá tải, chờ đợi lâu trong khám chữa bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh còn gây bức xúc cho người bệnh; một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thông tin về chính sách BHYT; cán bộ giám định BHYT còn thiếu và yếu.

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” và Kế hoạch số 605/KH-BYT ngày 21/8/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” thống nhất trong toàn tỉnh, đồng bộ và hiệu quả, đưa đến mục tiêu chung là: Mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ dân số tham gia BHYT, về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm mức chi trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ; tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển.

2. Yêu cầu

Hướng dẫn, triển khai, kiểm tra, giám sát và thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” và Kế hoạch số 605/KH-BYT ngày 21/8/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” với 3 mục tiêu cụ thể:

- Tăng tỷ lệ dân stham gia bảo hiểm y tế, phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 85% dân số tham gia BHYT, đến năm 2020 có trên 88% dân số tham gia BHYT (có dự kiến lộ trình BHYT toàn dân từ năm 2014 đến năm 2020 kèm theo).

- Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia BHYT.

- Từng bước thực hiện đổi mới cơ chế tài chính theo hướng đầu tư trực tiếp cho người thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức hỗ trợ tham gia BHYT, bảo đảm cân đối thu - chi Quỹ BHYT, phấn đấu giảm tỷ lệ chi tiêu y tế trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình xuống dưới 40% vào năm 2020.

III. HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2012-2015

Kế hoạch thực hiện Đề án tiến tới BHYT toàn dân thực hiện trong giai đoạn 2012 - 2015. Sau năm 2015, mục tiêu và các hoạt động sẽ được điều chỉnh trên cơ sở tổng kết quá trình triển khai Đề án giai đoạn 2012 - 2015 và thực hiện các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.

1. Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền, các Sở, ban ngành, đoàn thể trong việc tăng tỷ lệ bao ph BHYT

- Thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân trong chính sách “đảm bảo an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quán triệt, tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Các cấp chính quyền phải xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện pháp luật về BHYT. Các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân cần ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp BHYT toàn dân của Đảng và quy định pháp luật của nhà nước về BHYT.

- Hàng năm, Hội đồng nhân dân xây dựng Nghị quyết về thực hiện chính sách BHYT tại địa phương, coi đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố, thực hiện nghiêm túc tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới.

2. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám bệnh chữa bệnh BHYT; đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu

2.1. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT

a) Việc triển khai chính sách BHYT phải thực hiện từng bước và đồng bộ với việc củng cố, nâng cao chất lượng KCB BHYT, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự hài lòng của người bệnh có thẻ BHYT:

- Tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh. Nâng cao chất lượng khám và điều trị, giảm ngày điều trị một cách hợp lý.

- Cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến KCB, tăng sphòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Giảm diện tích khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý đtăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh.

- Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám chữa bệnh. Mở dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại, ng dụng công nghệ thông tin để quản lý KCB BHYT, thiết lập hệ thống tự động trả kết quả xét nghiệm.

[...]