Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2020 về thực hiện giải pháp nhằm ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2020-2025

Số hiệu 235/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2020
Ngày có hiệu lực 06/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Đỗ Thị Minh Hoa
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 235/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 06 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH DÂN DI CƯ TỰ DO VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2020-2025

Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chống lợi dụng về nhận thức hạn chế của người dân để các phần tử xấu tuyên truyền làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; lôi kéo, kích động người dân gây rối đặc biệt là những vùng sâu, xa nơi đi lại khó khăn;

- Hạn chế dân di cư tự do, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nơi cư trú hợp pháp, sinh kế bền vững, có đất sản xuất, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và bảo đảm an sinh xã hội;

- Giảm thiểu tối đa và giải quyết dứt điểm đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh không còn tình trạng di dân tự do đến các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh.

2. Yêu cầu

- Chính quyền các cấp cần nâng cao và đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền, sâu rộng các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến các cấp ủy, chính quyền địa phương, các thôn, bản người dân hiểu và tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP;

- Các hộ gia đình hồi cư sau khi trở lại địa phương cần được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để được cư trú hợp pháp, có đất sản xuất, sinh kế bền vững, được tiếp cận các dịch vụ bảo đảm an sinh xã hội;

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt ưu tiên thực hiện các nội dung về an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống của người dân, đồng thời tập trung các nguồn lực và thực hiện có hiệu quả từ các chương trình, dự án bố trí dân cư để ổn định đời sống lâu dài cho người dân;

- Tập trung đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ sản xuất để thúc đẩy phát triển nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của các hộ dân di cư tự do tối thiểu bằng mức trung bình của các hộ dân sở tại; giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo thuộc các hộ di cư tự do.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Thường xuyên tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; cán bộ các cấp phối hợp với cơ sở gặp gỡ trực tiếp để làm công tác vận động quần chúng đối với các hộ có ý định di cư tự do.

- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác quản lý địa bàn về hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng từ xã đến thôn bản để kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời tình trạng dân di cư tự do theo hộ, nhóm hộ.

- Thường xuyên đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức và các tiếng dân tộc trên loa phát thanh, trên mạng Internet và báo hình, báo viết các nội dung liên quan trong Nghị quyết số 22/NQ-CP, giúp cho người dân dễ hiểu để thực hiện.

2. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách

- Các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phải gắn với sự tham gia của người dân ngay từ khâu đề xuất xây dựng kế hoạch đến khi tổ chức thực hiện phát huy sự tham gia của người dân trong việc tổ chức thực hiện, quản lý, khai thác sử dụng với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”.

- Rà soát tổng thể các quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc rất ít người; hộ nghèo. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách phải đảm bảo tính thống nhất, khách quan có tiếp thu ý kiến để bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.

- Có cơ chế chính sách đặc thù để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương; tạo cơ chế trên cơ sở tập trung quỹ đất; ưu đãi vốn vay; thuế... để thu hút doanh nghiệp.

- Thực hiện lồng ghép vốn của các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn để hỗ trợ các hộ gia đình, nhất là các hộ được bố trí sắp xếp vào vùng quy hoạch ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

3. Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thực hiện an sinh xã hội

- Đẩy mạnh việc thực hiện tổ chức lại sản xuất, phát triển các trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã tại các huyện có dân di cư tự do; khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp liên kết với người dân để sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư phát triển hạ tầng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, ứng dụng các biện pháp canh tác bền vững, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc các hộ dân di cư tự do, các hộ mới hồi cư và các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Vận dụng các cơ chế, chính sách hiện có để thực hiện đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, chế biến gỗ, các khu công nghiệp..., để người dân được hưởng lợi, góp phần từng bước nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống lâu dài.

[...]