Kế hoạch 2338/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 2338/KH-UBND
Ngày ban hành 07/12/2022
Ngày có hiệu lực 07/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2338/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 07 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG, CHỐNG KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Khai thác IUU); ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC); quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung Đề án đến các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã ven biển. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp huyện, cấp xã; sự tham gia của ngư dân, chủ tàu cá, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; xác định thành công của Đề án là yếu tố quyết định thành công của công tác kiểm soát khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, cùng với cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

2. Mc tiêu cthể

- Hoàn thành 100% việc đánh dấu tàu cá và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên hoạt động thủy sản.

- 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên phải được theo dõi, giám sát qua Hệ thống giám sát hành trình tàu cá khi tham gia hoạt động trên bin; phải cập cảng chỉ định đ bc dỡ sản phẩm thủy sản từ khai thác và được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng.

- 100% tàu cá xuất, nhập lạch được kiểm tra đảm bảo yêu cầu theo quy định.

- 100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định.

- Theo dõi, giám sát chặt chẽ và ngăn chặn không để tình trạng tàu cá, ngư dân Quảng Bình xâm phạm vùng biển nước ngoài, khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

- Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thông tin tuyên truyền, tập huấn

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng để ngư dân hiểu đúng và chấp hành về các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật Thủy sản 2017 và các quy định pháp luật liên quan về chống khai thác IUU. Gia tăng thời lượng thông tin trên các phương tiện thông tin, báo chí, truyền thông và hệ thống truyền thanh cơ sở về quyền, nghĩa vụ của chủ tàu cá, ngư dân trên các vùng biển Việt Nam; tác hại của khai thác IUU đối với sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác thủy sản; thông tin tuyên truyền luật pháp của các nước liên quan đến phòng chống khai thác IUU, đồng thời tuyên truyền việc lực lượng chấp pháp nước ngoài gia tăng tun tra, kiểm soát, bắt giữ, xử phạt đối với hành vi tàu cá xâm nhập khai thác hải sản trái phép; các hành vi vi phạm như không lắp đặt và không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình, không đánh dấu nhận biết tàu cá, ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản, sử dụng chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản, các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Tổ chức biểu dương các mô hình tiêu biểu, gương điển hình về sản xuất khai thác thủy sản, phòng chống khai thác IUU; kiểm điểm trước cộng đồng các trường hợp vi phạm, đặc biệt xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, hội nghị chỉ đạo triển khai thực thi pháp luật thủy sản và quản lý nghề cá, phòng chống khai thác IUU cho các cơ quan quản lý, cán bộ chủ chốt của các xã, phường, thị trấn ven biển các nội dung trọng tâm trong công tác phòng chống khai thác IUU. Xem đây là lực lượng nòng cốt và chịu trách nhiệm chính, sâu sát, trực tiếp, nắm vững địa bàn quản lý để tuyên truyền vận động người dân tuân thủ pháp luật, đảm bảo “Dân biết, dân hiểu, dân theo, dân làm”

2. Cơ chế chính sách

- Nghiên cứu, ban hành chính sách tín dụng đặc thù để tập trung đầu tư, hỗ trợ nhằm giải quyết một cách căn bản những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống của ngư dân; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan phù hợp với đặc điểm sản xuất của ngư dân trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, trong đó tập trung phát triển các nghề khai thác như vây khơi, câu khơi, chụp mực... Giảm thiểu tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi thủy sản, sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo tại các vùng kín gió ven bờ nhằm chuyển đi nghề nghiệp, tạo việc làm, sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân và cung cấp các loại đặc sản biển phục vụ cho du lịch, dịch vụ trên địa bàn, cũng như thị trường nội địa.

- Tuyên truyền, động viên con em ngư dân theo học nghề khai thác hải sản tại các trường chuyên nghiệp; hỗ trợ đào tạo đội ngũ lao động hiện nay về kỹ năng hoạt động trên biển, về sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong khai thác, đánh bắt hải sản và kiến thức pháp luật về biển nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá, chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố rủi ro, thiên tai trên biển, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

- Củng cố, tăng cường tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nguồn lợi thủy sản, nhất là các hành vi đánh bắt mang tính tận diệt. Tăng cường công tác dự báo thời tiết, thiên tai, kịp thời thông báo, hướng dẫn ngư dân trong việc xác định lộ trình khai thác, tránh, trú thiên tai kịp thời, hạn chế thiệt hại cho ngư dân.

3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá và kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị tại cảng cá.

- Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nghề cá tại các cảng cá Nhật Lệ, Gianh, các Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá... theo quy hoạch; bố trí nguồn lực nạo vét các cửa sông Nhật Lệ, Roòn, Gianh đthuận lợi cho tàu cá lưu thông, ra vào cảng bốc dỡ sản phẩm.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực và thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan quản lý thủy sản, đặc biệt tại các cảng cá, Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá; đảm bảo kinh phí và nguồn lực thống nhất, đồng bộ về mô hình tổ chức quản lý cảng cá, mô hình thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý có hiệu quả vi phạm khai thác IUU tại cảng cá.

[...]