Kế hoạch 2313/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm do tỉnh Điện Biên ban hành đến năm 2020

Số hiệu 2313/KH-UBND
Ngày ban hành 16/08/2017
Ngày có hiệu lực 16/08/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2313/KH-UBND

Điện Biên, ngày 16 tháng 8 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 05- KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị s48-CT/TW của Bộ chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2020;

Thực hiện Kế hoạch số 208/KH-BCĐ ngày 11/7/2017 của Ban Chỉ đạo 138/CP về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình), UBND tỉnh Điện Biên xây dựng kế hoạch thực hiện cthể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình phòng, chống tội phạm gắn với tiếp tục thực hiện hiệu quả Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm và các Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương vềng tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

2. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thống nhất, toàn diện trong phòng, chống tội phạm.

3. Tập trung phát hiện, kịp thời khắc phục những sơ hở, thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở; triển khai đồng bộ các biện pháp, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật nhằm duy trì và đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

4. Tiếp tục xác định công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phân công trách nhiệm rõ ràng, xây dựng cơ chế phối hp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp; gắn trách nhiệm của người đứng đầu, thủ trưởng các đơn vị trong việc đảm bảo tiến độ, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên lĩnh vực, địa bàn được giao phụ trách, quản lý.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

1.1. Nội dung

- Hằng năm ban hành Kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ 6 tháng, 1 năm, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và xác định chương trình, kế hoạch công tác thời gian tiếp theo.

- Chỉ đạo lồng ghép việc thực hiện Chương trình với các Nghị quyết Quốc hội, Chỉ thị, Chương trình của Đảng, Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tổ chức triển khai thực hiện các đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phân công theo đúng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ phân công tại Chương trình; định kỳ quý, 06 tháng, hàng năm báo cáo theo quy định.

- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tổ chức các hội thảo, giao ban, tập huấn và các hội nghị chuyên đề để đề ra các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tiến tới giảm tội phạm và tệ nạn xã hội.

- Hằng năm, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại một số sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

1.2. Trách nhiệm thực hiện

- Giao Công an tỉnh là Cơ quan thường trực Chương trình, chủ trì tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện các hoạt động trên.

- Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (theo Quyết định số 777/QĐ-BCĐ ngày 31/8/2014) tỉnh Điện Biên theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời các hoạt động trên, đạt hiệu quả cao; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp triển khai, thực hiện các nội dung trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Công tác phòng ngừa tội phạm

2.1. Nội dung

a) Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là triển khai thực hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc “tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”... Tập trung thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác phòng, chống tội phạm.

b) Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình tăng cường xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tin bài, sản xuất phim phóng sự, phim tài liệu nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; tăng thời lượng, tần suất thông tin về công tác phòng, chống tội phạm nhằm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật;

Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả thông tin trên mạng Internet; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng Internet gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

c) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm theo từng địa bàn, nhóm đối tượng cụ thể, qua đó không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh phòng, chống tội phạm cho các lực lưng phòng, chống tội phạm cơ sở và người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới... không để tội phạm lợi dụng hoạt động.

d) Xây dựng, rà soát, đánh giá phân loại, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở hoạt động có hiệu quả.

e) Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, đất đai, khoáng sản, môi trường, cư trú, vũ khí, vật liệu n, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT... không để các đối tượng lợi dụng sơ hở, thiếu sót hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật.

[...]