Kế hoạch 96/KH-UBND.BCĐ năm 2017 thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 96/KH-UBND.BCĐ
Ngày ban hành 06/09/2017
Ngày có hiệu lực 06/09/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Thanh Tịnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
BAN CHỈ ĐẠO 138
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/KH-UBND.BCĐ

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 06 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Kế hoạch s 208/KH-BCĐ ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Ban chỉ đạo 138/CP Chính phủ thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình); Ban chỉ đạo 138 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung Chương trình trong chệ thống chính trị và nhân dân, tạo sự chuyn biến bản về nhận thức và hành động trong phòng, chống tội phạm, nhm giảm tội phạm và các tệ nạn xã hội, đảm bo gi vng an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp, thng nhất, toàn diện trong phòng, chống tội phạm.

3. Các Sở, ban, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực căn cứ nội dung Chương trình, xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quyết liệt, thiết thực và hiệu quả.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo

1.1. Nội dung

a. Hàng năm ban hành Kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban Chỉ đạo 138 các cấp tổ chức họp đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và xác định chương trình, kế hoạch công tác thời gian tiếp theo.

b. Chỉ đạo lng ghép thực hiện Chương trình với các Nghị quyết, Chthị, Chương trình của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

c. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các đề án đã được phê duyệt trong Chương trình; định kỳ quý, 06 tháng, hàng năm báo cáo theo quy định.

d. Nghiên cứu, tổ chức các hội thảo, giao ban, tập hun và các hội nghị chuyên đề đđề ra các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tiến tới giảm tội phạm và tệ nạn xã hội.

đ. Hàng năm, thành lập các đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình tại một số đơn vị, địa phương.

1.2. Trách nhiệm thc hiện

a. Công an tỉnh là Cơ quan thường trực Chương trình giúp Ban chỉ đạo 138 tnh chủ trì thực hiện các hoạt động trên.

b. Các Sở, ban, ngành, cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thực hiện.

2. Công tác phòng ngừa tội phạm

2.1. Nội dung

a. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị s 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Kết luận s05-KL/TW của Ban Bí thư TW về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về Tăng cường sự lãnh đạo của Đng đối với công tác phòng chng tội phạm trong tình hình mới và các chương trình, kế hoạch phối hợp liên ngành giữa Công an tỉnh với UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Hội liên hiệp phụ ntỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các Sở, ngành liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

b. Các cơ quan báo chí, truyền thông, truyền hình xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, phóng sự, tài liệu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng thời lượng, tần suất thông tin về công tác phòng, chống tội phạm nhm định hướng dư luận, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội tích cực tham gia phòng, chng tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời kết hợp kiểm soát chặt chẽ thông tin trên mạng internet.

c. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn cơ sở nhm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm, nhất là tuyên truyền nâng cao kiến thức, knăng và trách nhiệm phòng ngừa, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm cho các lực lượng phòng, chống tội phạm ở cơ sở và người dân, chú trọng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đo, vùng khó khăn... không đtội phạm lợi dụng hoạt động.

d. Xây dựng, rà soát, đánh giá phân loại, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở hoạt động có hiệu quả.

đ. Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, đất đai, khoáng sản, môi trường, cư trú, vũ khí, vật liệu n, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện... không đtội phạm lợi dụng hoạt động.

2.2. Trách nhiệm thực hiện

a. Ủy ban Mặt trận Tquốc Việt Nam tnh và các tổ chức thành viên phối hợp Công an tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại điểm a, c, d mục 2.1.

b. Công an tỉnh ch trì, phi hp các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ tại điểm đ mục 2.1.

[...]