ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017- 2020” (GIAI ĐOẠN I)
Thực hiện Quyết định số 439/QĐ-UBDT,
ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc Ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm
thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong
vùng dân tộc thiểu số" giai đoạn
2015-2020 (giai đoạn I) và Công văn số 834/UBDT-DTTS ngày 13/8/2015 của Uỷ ban
Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của
Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg,
ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi
hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhằm giảm thiểu tình trạng
tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất
lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Yêu cầu:
- Các hoạt động thực hiện nội dung,
nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình.
Chú trọng địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống cao để xác định các hoạt động ưu tiên và tăng cường
nguồn lực trong triển khai thực hiện.
- Phát huy hoạt động tuyên truyền,
cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật; vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ
trợ... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin. Huy động
sức mạnh của các cấp, các ngành, phát
huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác tuyên truyền, vận động xoá bỏ những hủ tục lạc hậu
trong hôn nhân còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp
luật liên quan về hôn nhân và gia đình. Lồng ghép, kết hợp
các hoạt động thực hiện Đề án với các
chương trình, kế hoạch khác có liên quan đã và đang triển khai thực hiện tại địa phương đảm bảo không chồng chéo, tiết kiệm, hiệu
quả.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Đề án triển khai thực hiện trên địa bàn 34 xã của 5 huyện, thị xã
có đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh:
2. Đối tượng:
- Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ)
là người dân tộc thiểu số chưa kết
hôn/ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Phụ huynh học sinh/cha mẹ của nam, nữ thanh niên trong độ tuổi vị thành niên là người dân tộc thiểu số.
- Cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền,
ngăn ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Già làng, trưởng thôn, người có uy
tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Các tổ chức, cá nhân liên quan tham
gia thực hiện Đề án.
3. Thời
gian thực hiện Đề án giai đoạn I: từ năm 2017 đến năm 2020
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
CỤ THỂ
1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa bàn tỉnh:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Điều tra, khảo sát, đánh giá, xác định
về thực trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và nhu cầu
thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức tập huấn,
hướng dẫn điều tra viên, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng và kết quả thực
hiện kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2017-2020.
b) Thời gian thực hiện: Năm 2017 và
năm 2020.
c) Nhu cầu kinh phí: 150 triệu đồng.
d) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số điều tra, khảo sát tình hình tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trên địa bàn, đồng thời đánh giá các khu vực có tỷ lệ tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống cao để tiến hành thực hiện
mô hình điểm và nhân rộng mô hình.
2. Xây dựng, triển khai mô hình điểm
và nhân rộng mô hình
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Thành lập và hoạt động Ban Quản lý xây dựng mô hình;
- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ làm
công tác triển khai mô hình;
- Xây dựng, triển khai các hoạt động
truyền thông, tuyên truyền, vận động,
tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả
năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng
thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo
hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Tổ chức lấy ý kiến việc thực hiện đề
án và ý thức hiểu biết về phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã,
thôn, trường học;
- Sơ kết, tổng kết,
đánh giá thực hiện mô hình điểm và nhân rộng mô hình.
b) Địa bàn thực hiện: xây dựng các mô
hình điểm và nhân rộng các mô hình trên địa bàn tỉnh (triển
khai mô hình ở các xã và trường học).
c) Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến
năm 2020.
d) Nhu cầu kinh phí: 1.000 triệu đồng.
e) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, trường học có đồng bào dân tộc thiểu
số có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao để tiến hành triển khai mô hình điểm và nhân rộng các mô hình.
3. Xây dựng kịch bản, tổ chức tuyên truyền
thông qua hệ thống truyền thanh, truyền hình:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Xây dựng nội
dung kịch bản đa dạng, phong phú và thích ứng với từng thành phần, lứa tuổi và địa bàn cư trú của đối tượng.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động thường
xuyên tại cấp huyện, xã, thôn trên các phương tiện thông tin đài phát thanh,
truyền hình xã, huyện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi
hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số, vận động xoá bỏ bất
bình đẳng trong sinh hoạt gia đình và ngăn ngừa, hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống; chú trọng những địa bàn,
thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao về tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống.
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến
năm 2020.
c) Nhu cầu kinh phí: 610 triệu đồng.
d) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, các đài phát thanh truyền hình
huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng kịch bản, triển khai tuyên truyền trên
các báo và hệ thống truyền thanh, truyền hình.
4. Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền
liên quan về hôn nhân, gia đình và ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Thực hiện thông qua tài liệu hướng
dẫn, tìm hiểu, tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu,…,
cụ thể:
+ Hệ thống hoá
các văn bản pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;
+ Biên soạn tài liệu liên quan đến
hôn nhân và gia đình, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản/kế
hoạch hoá gia đình,...
+ Cụ thể hoá các
sản phẩm truyền thông do Trung ương cung cấp cho phù hợp với văn hoá, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số của tỉnh
và cung cấp các sản phẩm truyền thông cho huyện, xã, các đối tượng cụ
thể để tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật liên quan đến hôn
nhân và gia đình.
- Tuyên truyền,
vận động thông qua hội nghị, phổ biến pháp luật, nói chuyện chuyên đề, hội thi... nâng
cao nhận thức về Luật hôn nhân và gia đình, về giới và sức
khoẻ sinh sản, hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
c) Nhu cầu kinh
phí: 525 triệu đồng.
d) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
chủ trì, dựa trên cơ sở các tài liệu của Ủy ban Dân tộc biên soạn và cung cấp các tài liệu sẵn
có liên quan về Luật hôn nhân, gia đình, đặc biệt là tuyên
truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
cho các xã có đồng bào DTTS trên toàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền
và lồng ghép tuyên truyền phổ biến phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại
các vùng có đồng bào DTTS.
5. Duy trì triển khai hoạt động các điểm truyền
thông, tư vấn và sinh hoạt nhóm:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Lồng ghép các hoạt động này với các
hoạt động giao lưu văn hoá, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong
trường học, các câu lạc bộ, tổ, nhóm;
- Phối hợp tuyên
truyền, vận động thực hiện tốt các thiết chế văn hoá, hương ước, quy ước nếp sống văn hoá; ngày hội toàn
dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn
hóa ở khu dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2020;
c) Nhu cầu kinh phí: 725 triệu đồng.
d) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
chủ trì phối hợp với Ủy ban Nhân dân
các huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có triển khai mô hình thành lập và duy trì
các điểm truyền thông, tư vấn và sinh hoạt nhóm; Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo
các phòng Văn hóa Phối hợp UBND các huyện, thị xã có đồng
bào dân tộc thiểu số xây dựng các quy
định về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào các thiết chế văn hóa, xây dựng hương ước, quy ước, tiêu chuẩn bản làng văn hóa, gia đình văn hóa vùng dân tộc
thiểu số hằng quý báo cáo tình hình
hoạt động cho UBND tỉnh.
6. Xây dựng kế hoạch, tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các địa phương, tỉnh bạn về cách làm tốt trong thực hiện ngăn ngừa, hạn chế nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc
thiểu số:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh
giá và lựa chọn những hộ gia đình đã thực hiện tốt Đề
án, Ban chỉ đạo xây dựng; kế hoạch giao lưu, tham quan nội và ngoại tỉnh. Đồng thời, nắm bắt tình hình hoạt động về nội dung liên quan của các tỉnh bạn để xác
lập điểm đến cho đoàn dân tộc thiểu số
của tỉnh nhà.
- Ban chỉ đạo tổ chức cho các hộ đi
tham quan các hộ gia đình trong tỉnh và ngoài tỉnh nhằm động viên, khích lệ cho
các hộ có sự tiến bộ trong tư duy và nhận thức, tiếp tục cố gắng, phát huy hơn
nữa để thực hiện ngày càng tốt hơn việc phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống tại địa phương mình; đồng thời giúp cho người dân thấy
rõ được “Người thật, việc thật”, tạo động lực phấn đấu
cũng như trao đổi kinh nghiệm cho nhau về thực hiện phòng
chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong gia đình
và hoạt động ngoài xã hội.
b) Thời gian thực hiện: Năm 2018 và
năm 2020.
c) Nhu cầu kinh phí: 800 triệu đồng.
d) Phương thức thực hiện: Ban Dân tộc
chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã có triển khai mô hình chọn lựa những
hộ gia đình và cá nhân có thành tích tốt trong việc thực
hiện và tuyên truyền về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để tiến
hành tổ chức tham quan, giao lưu, học hỏi trong tỉnh và
ngoại tỉnh.
7. Chi phí quản lý thực hiện Kế hoạch:
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Luật
hôn nhân và gia đình; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào trong
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tiêu chí xét nông thôn mới
hằng năm của các cấp chính quyền địa phương;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát để kịp thời phát hiện ngăn ngừa
và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Phối hợp với các địa phương hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện các
nội dung, nhiệm vụ của đề án.
- Xây dựng báo cáo và tổ chức hội nghị
sơ, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng điển hình tiên tiến;
tọa đàm rút kinh nghiệm nhằm phát huy những điểm tốt của các mô hình, nêu những
yếu kém tìm biện pháp khắc phục và rút kinh nghiệm cho việc
triển khai mô hình ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở những năm tiếp theo.
b) Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến
năm 2020.
c) Nhu cầu kinh phí: 120 triệu đồng.
d) Phương thức thực hiện:
- Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với
các sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, quản lý các
mô hình; xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra hàng năm, tổ chức tổng kết mô hình cấp tỉnh và khảo sát ý thức người dân trong việc thực hiện
phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
+ UBND các huyện và thị xã có triển khai mô hình chỉ đạo,UBND các xã, trường học và các đơn vị liên quan
trong quá trình thực hiện Đề án; kiểm
tra, đánh giá quá trình thực hiện mô hình 6 tháng, năm; tổ chức tổng kết đánh giá mô hình triển khai trên địa bàn huyện, thị xã.
+ UBND các xã tham gia quá trình điều tra, khảo sát, chọn đối tượng điều tra, tổ chức sơ kết nhận xét kết quả thực hiện trên địa bàn xã.
- Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ
chức sơ kết, tổng kết để đánh giá quá trình thực hiện mô hình điểm và các mô hình
nhân rộng.
+ Ban Dân tộc tỉnh chủ trì sơ kết, tổng kết cấp tỉnh.
+ UBND cấp huyện, thị xã chủ trì chỉ đạo UBND các xã có triển khai mô hình tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình cấp xã, trường học.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Tổng kinh phí thực hiện trong 04 năm (2017-2020) dự kiến: 3.930 triệu đồng.
+ Kinh phí thực hiện các nội dung
của Kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có
mục tiêu cho địa phương là: 2.990 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí của tỉnh: 940 triệu
đồng
+ Nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc:
- Là cơ quan thường
trực thực hiện Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện
các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch
có hiệu quả.
- Xây dựng dự toán thực hiện hàng
năm, tổ chức, kiểm tra, đánh
giá, sơ kết, tổng hợp kết quả thực hiện kế
hoạch hàng năm và cả giai đoạn; thực hiện báo cáo định kỳ theo
quy định.
- Đôn đốc, kiểm tra, rà soát các nhiệm
vụ và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Dân tộc; tiến hành sơ
kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Kế
hoạch triển khai Đề án.
2. Sở
Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hàng
năm theo kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát công tác giải ngân, hướng dẫn sử dụng, quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn đúng quy định.
3. Sở
Tư pháp: Phối hợp với Ban
Dân tộc, các sở ngành và địa phương đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật hôn nhân và gia đình và trợ giúp pháp lý đối với
vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
4. Sở Thông
tin và Truyền thông: Phối hợp với Ban Dân tộc chỉ đạo
các cơ quan báo chí đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục,
nhằm hạn chế và đẩy lùi, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
5. Sở Y
tế: Thực hiện lồng ghép các hoạt động tư vấn, can thiệp
y tế trong Kế hoạch nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện các mục
tiêu của Kế hoạch.
6. Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với Ban Dân tộc đưa các quy định về phòng, chống tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống vào các thiết chế văn hóa, xây dựng hương ước, quy ước, tiêu chuẩn
bản làng văn hóa, gia đình văn hóa vùng dân tộc thiểu số để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch. Lồng ghép vào hoạt
động tuyên truyền của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 và Đề án “Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương
xây dựng các giải pháp để thực hiện
đưa các nội dung giáo dục về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào lồng ghép trong các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tại các vùng dân tộc miền núi
có đông đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống.
8. Các sở,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị phối hợp với Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã có kế hoạch lồng ghép, tuyên truyền các nội dung về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số vào các hoạt động của ngành, địa
phương để phối hợp thực hiện Kế hoạch.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Dân tộc triển
khai các hoạt động liên quan góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế
hoạch đề ra.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, địa phương phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Nơi nhận:
- Ủy ban
Dân tộc:
- Chủ tịch,
các PCT UBND tỉnh:
- Các đơn vị có tên tại Mục V;
- VP: CVP,các PCVP;
- Lưu: VT.
YT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Khắc Đính
|