Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 223/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2024
Ngày có hiệu lực 02/07/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Trần Trí Quang
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 02 tháng 07 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 58/NQ-CP NGÀY 21/ 4/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG, PHỤC HỒI NHANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn Tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, chủ động hội nhập quốc tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Giai đoạn 2023 - 2025: Mỗi năm phát triển ít nhất 650 doanh nghiệp; trong đó, số doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh hàng năm ít nhất 30 doanh nghiệp, đến năm 2025 có ít nhất 5.300 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động trên địa bàn Tỉnh.

Phấn đấu tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào GRDP của Tỉnh đến năm 2025 đạt từ 26 - 27%, hằng năm giải quyết việc làm cho ít nhất 36.000 lao động, kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp đến năm 2025 chiếm 98 - 99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Đến năm 2025 hỗ trợ phát triển ít nhất 20 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Phấn đấu đến năm 2025 có 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; 50% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng các nền tảng số.

Phấn đấu duy trì và phát triển ngày càng nhiều doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới.

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo.

3. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành Tỉnh, UBND huyện, thành phố chủ động, tích cực trong chỉ đạo, điều hành công tác phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp, xem việc tháo gỡ và kiến nghị tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên thực hiện.

Xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan chủ trì, phối hợp để triển khai công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả, thực chất, đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của Tỉnh theo hướng thuận lợi, thân thiện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

A. Nhóm nhiệm vụ giải pháp trong ngắn hạn

1. Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Tỉnh theo chức năng, thẩm quyền:

Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan rà soát các dự án đầu tư tư nhân từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đã được chấp thuận theo quy định của Luật Đầu tư chưa triển khai hoặc đang triển khai để kịp thời báo cáo Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo Quyết định số 123/QĐ-UBND-TL ngày 12/8/2023 của UBND Tỉnh để tháo gỡ vướng mắc, kiến nghị tháo gỡ vướng mắc nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế.

Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan theo dõi tiến độ thực hiện dự án theo cam kết nhà đầu tư, để đôn đốc, nhắc nhở nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ dự án, góp phần bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả nhà đầu tư trong cơ hội tiếp cận nguồn lực về đất đai.

Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn, để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, tham mưu UBND Tỉnh xem xét, điều chỉnh kế hoạch vốn hàng năm và giai đoạn trung hạn theo đúng tình hình thực tế triển khai của các dự án.

Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư dự án theo thẩm quyền và theo quy định pháp luật về đầu tư; trong đó, ưu tiên các dự án bất động sản (theo Quy chế phối hợp thực hiện và trình tự, thủ tục triển khai dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của nhà đầu tư thực hiện ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn Tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 389/QĐ-UBND-HC ngày 03/4/2023 của UBND Tỉnh).

b) Sở Xây dựng

Chủ động phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ Tỉnh, các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn để rà soát, đề xuất, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn về pháp lý, thủ tục đầu tư xây dựng các dự án bất động sản.

Giám sát chặt chẽ hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản; việc huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản thực hiện dự án trên địa bàn Tỉnh.

[...]