Kế hoạch 22/KH-STTTT năm 2013 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, ven biển, hải đảo năm 2014 do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 22/KH-STTTT
Ngày ban hành 10/09/2013
Ngày có hiệu lực 10/09/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Võ Quốc Việt
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/KH-STTTT

Cà Mau, ngày 10 tháng 09 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ VÙNG SÂU, VÙNG XA, VEN BIỂN, HẢI ĐẢO NĂM 2014

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011;

Quyết định số 1602/QĐ-UBND ngày 01/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quc gia Đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2011-2015;

Quyết định số 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015;

Công văn số 3724/BTTTT-KHTC ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trin khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015;

Quyết định số 620/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt danh sách đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi địa bàn chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2015;

Công văn số 2172/BTTTT-KHTC ngày 29/7/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng kế hoạch chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở năm 2014.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế- xã hội

Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam Tổ quc; Phía bc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Chiều dài bờ biển 250 km. Trong đó 104 km bờ biển phía Tây (giáp Vịnh Thái Lan) và 145 km bờ biển phía Đông; Diện tích đất liền 5.294,87 km2. Trong đó đất lâm nghiệp là 114.164 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 147.936 ha.

Là tỉnh đồng bằng, Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy giữ vị trí quan trọng và phổ biến (nhất là ở vùng nông thôn). Đường bộ, đường thủy từ-tỉnh lỵ đến huyện lỵ trung bình từ 40- 50 km, xa nhất là huyện Ngọc Hiển (70 km).

Cơ cấu sử dụng đất: Sản xuất nông nghiệp 27,94%, lâm nghiệp 21,56%, đất chuyên dùng 5,32%, đất ở 1,19%.

Dân số toàn tỉnh 1.219.128 người, trong đó có 2,5% đồng bào dân tộc Khmer và 1,5% người Hoa. Có 78,4% dân số sống ở vùng nông thôn; có 487.002 lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, chiếm 72,6% tng số lao động đang làm việc. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, nhưng tỷ lệ hnghèo ở các xã vùng sâu, vùng, xa còn đông, (chiếm 9,29 % shộ dân ở nông thôn).

Toàn tỉnh có 9 huyện, thành phố, 101 xã, phường, thị trấn và 949 ấp, khóm. Trong đó có 8 huyện, 82 xã, 9 thị trấn; có 795 ấp thuộc xã và 85 khóm thuộc thị trấn vùng sâu, vùng xa, ven biển, có đông người dân tộc Khmer; 20 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; 39 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, có đông người dân tộc thiểu s, được Tỉnh ủy phân công các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh phụ trách, phối hợp giúp đỡ phát trin toàn bộ vcơ sở hạ tầng, kinh tế- xã hội.

2. Thực trạng về thông tin và truyền thông cơ sở vùng sâu, vùng xa, ven biển

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau khảo sát tình hình thực trạng cho thấy:

- Hiện nay tất cả các xã, thị trấn vùng sâu, vùng xa, ven biển thu được tín hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1). Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn có radio gần 20%, hộ có TV 90%. Toàn tỉnh hiện có hơn 15.000 hộ gia đình sử dụng truyền hình trả tiền (CATV, MyTV, PITV), nhưng phần lớn ở thành phố Cà Mau.

- Sóng điện thoại đã phủ đến các xã vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ người dân vùng nông thôn sử dụng điện thoại di động hơn 30%, tỷ lệ hộ dân có điện thoại cố định là 12,2%.

- Toàn tỉnh hiện có 42 bưu cục, 62 điểm Bưu điện - Văn hóa xã, nhưng vẫn còn 12 xã chưa có đim bưu điện. Đường truyền internet đã về tới trung tâm xã, đến các trường phổ thông nhưng đại đa số người dân không có điều kiện sử dụng internet.

- Sóng phát thanh và truyền hình của Đài PTTH tỉnh (công suất 10 kW) phủ sóng được toàn bộ vùng sâu, vùng xa, ven biển. Hệ thống Đài Truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã được duy trì và phát huy tương đối hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Nhất là hệ thống truyền thanh không dây (phát sóng FM).

- Tất cả các huyện đều đã có Đài Truyền thanh phát sóng FM, công suất 200 - 500 W. Toàn tỉnh có 99/101 xã, phường, thị trấn có Đài truyền thanh; 79/85 xã vùng sâu, vùng xa có Đài truyền thanh (trong đó có 74 Đài truyền thanh không dây và 25 Đài truyền thanh hữu tuyến). Còn 02 đơn vị cấp xã chưa có Đài truyền thanh và 04 đài đã hư không sử dụng. Hệ thống truyền thanh cấp xã chỉ có một cán bộ không chuyên trách đảm nhiệm (thực hiện cả việc biên tập, đọc bản tin, trực phát sóng) nên chương trình chủ yếu là tiếp âm Đài TNVN, Đài Phát thanh tỉnh, Đài Truyền thanh huyện, nội dung thông báo cần thiết và sự chỉ đạo điều hành của UBND xã. Tuy nhiên, hiện nay đa số các Đài truyền thanh hữu tuyến đã cũ, xung cấp trầm trọng. Việc lắp đặt hệ thống trụ cột dây dẫn ở địa bàn sông nước Cà Mau rt khó thi công, tn kém và mau hỏng. Việc xây đu tư thiết bị truyền thanh không dây ở Cà Mau chi phí không cao hơn nhưng hiệu quả hơn rất nhiều so với hệ thống truyền thanh hữu tuyến.

- Việc tiếp cận các thông tin thông qua xuất bản phẩm và các ấn phẩm truyền thông ở nông thôn Cà Mau cũng còn hạn chế: Hiện nay cơ quan UBND xã có từ 4-5 đầu báo của trung ương, địa phương. Đa số các chi bộ có báo Cà Mau, báo Nhân Dân và tờ thông tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Tuy nhiên có đến 49/85 xã, thị trấn ở vùng sâu, ven biển mà báo Nhân Dân chưa đến được trong ngày. Người dân tiếp cận sách, báo qua hệ thống thư viện, phòng đọc, tủ sách pháp luật, bưu điện văn hóa xã còn ít. Phần lớn các địa phương chưa có nhà Nhà văn hóa xã.

- Về nguồn nhân lực: Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện còn thiếu cán bộ phụ trách và cán bộ chuyên môn về thông tin - truyền thông: Ở cấp xã cán bộ biên tập, phát ngôn, tuyên truyền viên, báo cáo viên thiếu và chưa được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản và còn nhiều hạn chế. Cán bộ phụ trách đài truyền thanh, cán bộ phụ trách nhà văn hóa xã hiện hưởng phụ cấp không chuyên trách (1,25 hệ số lương cơ bản).

Từ thực tế trên, Sở Thông tin và Truyền thông (là chủ dự án) xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, ven biển của tỉnh Cà Mau 2014.

3. Sự cần thiết thực hiện Chương trình tại Cà Mau

Vai trò ca thông tin và truyền thông cơ sở đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng, quản lý, điều hành xã hội rất quan trọng. Tỉnh Cà Mau ở xa các trung tâm kinh tế - chính trị lớn của đất nước. Địa phương có những đặc thù về địa hình (sông nước), thuộc vùng sâu, vùng xa, ven biển, có đông đồng bào dân tộc. Đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của người dân nông thôn còn những khó khăn. Vì vậy, mà việc thông tin tuyên truyền đường lối chính sách, ý thức pháp luật, tiếp cận kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất, hưởng thụ các dịch vụ thông tin cho người dân còn nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy việc thực hiện Chương trình đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa, ven biển của tỉnh Cà Mau nhằm phục vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức của người dân và tiếp nhận thông tin kịp thời, đấu tranh với các luận điệu phản động, bài trừ tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và công tác quản lý, điều hành xã hội là cần thiết.

[...]