Kế hoạch 2140/KH-UBND thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2021

Số hiệu 2140/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2021
Ngày có hiệu lực 22/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Ngọc Tam
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2140/KH-UBND

Bến Tre, ngày 22 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI SỐ CẤP HUYỆN, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Tỉnh ủy Bến Tre về chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2581/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Thực hiện Kết luận số 01/KL-BCĐ ngày 10 tháng 3 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số về việc góp ý quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ thành viên và định hướng nội dung trọng tâm trong tổ chức và hoạt động, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2021 với các nội dung, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã nhằm đúc kết bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, góp phần hoàn thiện, tăng tính khả thi khi triển khai Nghị quyết và Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Xây dựng mô hình chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong chính quyền huyện, xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn, nâng cao kỹ năng số cho người dân, mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và các nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môi trường s.

- Thay đổi nhận thức của cộng đồng, tư duy và ý chí quyết tâm của hệ thống chính trị trong tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định trong chuyển đổi số tại địa phương.

- Sử dụng nền tảng số sẵn có của các doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Mô hình thí điểm chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã cần đáp ứng các nhu cầu thực tin của địa phương, giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương và thúc đy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên công nghệ số.

- Thực hiện thí điểm chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã được thực hiện kết hợp với Bộ tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên cơ sở gắn kết các thành tựu công nghệ với các nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số trên cơ sở bám sát Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số theo Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Có sự tham gia toàn diện của hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, xã đưc chọn triển khai thí điểm. Đnh kỳ hàng tháng có kiểm tra, báo cáo đánh giá và công bố kết quả thực hiện cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đy phát triển các nn tảng công nghệ số, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn cấp huyện, cấp xã; Tận dụng, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa phục vụ chuyển đổi số của địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mô hình chuyển đổi số cấp huyện

1.1. Chính quyền số

- 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã được đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã được cấp và sử dụng thư điện tử công vụ.

- 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã được cấp tài khoản và sử dụng tốt hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

- 100% văn bản đi, đến (trừ những văn bản mật theo quy định) của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện (bao gồm cấp huyện và cấp xã) được gửi, nhận liên thông qua môi trường mạng và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của văn bản điện tử (văn bản điện tử có ký số đúng theo quy định).

- 80% hồ sơ công việc cấp huyện, 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% dịch vụ công trực tuyến đảm bảo mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có trang/ cổng thông tin điện tử và được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác. Cổng thông tin điện tử của huyện được vận hành hiệu quả góp phần giới thiệu tim năng kinh tế - xã hội của huyện; cung cấp đầy đủ các chính sách pháp luật cho người dân và doanh nghiệp, cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước.

[...]