Kế hoạch 2134/KH-UBND về triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2022 do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 2134/KH-UBND
Ngày ban hành 08/04/2022
Ngày có hiệu lực 08/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Anh Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2134/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 08 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM NĂM 2022

Căn cứ Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 25/02/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Công văn số 485/UBND-KTN ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ và thời gian.

2. Xác định Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị, góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bám sát mục tiêu của Chương trình OCOP và thực tế tại địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm trong triển khai Chương trình. Chủ động, phối hợp tốt giữa các ngành có liên quan và các địa phương trong tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các địa phương cần ưu tiên đưa nội dung OCOP vào Chương trình công tác trọng tâm năm 2022 của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng (các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100 % đơn vị cấp huyện củng cố, kiện toàn Bộ máy tổ chức OCOP cấp huyện, cấp xã và hoàn thiện bộ máy tham mưu giúp việc Chương trình OCOP các cấp; 100% cán bộ OCOP cấp huyện, cấp xã và các chủ thể mới tham gia Chương trình OCOP năm 2022 phải được tham gia tập huấn các nội dung cơ bản của Chương trình, nhất là nội dung cụ thể các bước trong chu trình OCOP.

- Về phát triển sản phẩm: Hỗ trợ phát triển/nâng cấp 268 sản phẩm đã được công nhận, phấn đấu trong năm 2022 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022 đạt hạng 3 sao trở lên (Có danh sách sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2022 kèm theo).

- Về phát triển tổ chức kinh tế: Hỗ trợ củng cố, nâng cấp/thành lập mới ít nhất 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã) tham gia OCOP.

- 100 % chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Xây dựng/nâng cấp các điểm, trung tâm bán hàng OCOP cấp huyện. Đảm bảo đến cuối năm 2022, tất cả 18 huyện, thị xã, thành phố đều có ít nhất 01 điểm bán hàng OCOP (ngoài sản phẩm OCOP của địa phương, kết nối sản phẩm OCOP của các địa phương khác trong tỉnh, kể cả sản phẩm OCOP ngoài tỉnh). Phấn đấu các sản phẩm sau 01 năm được công nhận OCOP hạng 3 sao trở lên tăng doanh thu và lợi nhuận lên ít nhất 1,5 lần so với thời điểm sản phẩm chưa tham gia OCOP.

- Tổ chức ít nhất 02 cuộc Hội chợ chuyên đề về sản phẩm OCOP, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

III. NỘI DUNG, KINH PHÍ

1. Một số nội dung, nhiệm vụ chủ yếu

a) Tuyên truyền, khởi động triển khai Kế hoạch OCOP năm 2022.

- Tiếp tục tuyên truyền về Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Website http://ocop.quangnam.gov.vn. Các cơ quan truyền thông của tỉnh, huyện tiếp tục duy trì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình.

- Tổ chức 01 cuộc Hội thảo về Chương trình OCOP, giải pháp nhiệm vụ cho Chương trình trong tình hình mới, mời các chuyên gia, các ngành, địa phương và chủ thể tham gia.

b) Củng cố hệ thống tổ chức

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, cấp huyện để quản lý, điều hành Chương trình OCOP theo hướng chuyên nghiệp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát, bố trí cán bộ có năng lực, tận tâm và hiểu biết để tham mưu Chương trình OCOP các cấp; định kỳ hằng quý tổ chức họp, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các công việc để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Triển khai Chu trình OCOP thường niên.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân và các chủ thể OCOP trên địa bàn về Chương trình OCOP. Các nội dung cần tập trung tuyên truyền gồm: Sự cần thiết của Chương trình OCOP; quan điểm, đối tượng, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc của Chương trình; chu trình OCOP thường niên; sản phẩm OCOP và tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP… Rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ