Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2022 về đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022-2023
Số hiệu | 213/KH-UBND |
Ngày ban hành | 18/08/2022 |
Ngày có hiệu lực | 18/08/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Vũ Việt Văn |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 213/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 8 năm 2022 |
ĐÁP ỨNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 - 2023
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới;
Căn cứ Thông báo số 349/TB-VPCP ngày 27/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật phòng, chống ma túy; phòng chống dịch COVID-19 và bảo đảm ATTP; Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 01/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”; Quyết định số 5327/2003/QĐ- BYT ngày 13/10/2003 của Bộ Y tế ban hành Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 11/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Đề án “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2035”;
Căn cứ Quyết định 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số 3470/QĐ-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Để tăng cường công tác bảo đảm An toàn thực phẩm (ATTP); chủ động đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tại Tờ trình số 145/TTr-SYT ngày 12/8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 - 2023, như sau:
1. Mục tiêu chung
Tăng cường các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm ATTP trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Chủ động dự báo và phát hiện sớm ca NĐTP đầu tiên, xử lý kịp thời, không để xảy ra các vụ NĐTP với số lượng người mắc lớn, hàng loạt.
2.2. Áp dụng có hiệu quả các biện pháp dự phòng đặc hiệu, không đặc hiệu, từng bước khống chế và quản lý các vụ NĐTP với quy mô lớn, hàng loạt một cách chủ động và hiệu quả.
2.3. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn; nâng cao kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm góp phần phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
2.4. Huy động sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội và cộng đồng vào công tác phòng, chống NĐTP trên địa bàn tỉnh.
2.5. Tăng cường năng lực, kỹ năng điều tra, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu, xử trí NĐTP từ tỉnh đến địa phương nhằm đáp ứng kịp thời khi có NĐTP xảy ra, hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng của NĐTP tới sức khỏe, tính mạng của người dân.
2.6. Sẵn sàng bảo đảm về nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, kinh phí để chủ động đáp ứng với các tình huống khi có NĐTP xảy ra.
1. Chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1.1. Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được phân công, phân cấp tại Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 và Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 23/KH-BCĐLNATTP ngày 28/01/2022 của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022.
1.2. Tăng cường công tác phối hợp, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 213/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 8 năm 2022 |
ĐÁP ỨNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2022 - 2023
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới;
Căn cứ Thông báo số 349/TB-VPCP ngày 27/12/2021 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thi hành Luật phòng, chống ma túy; phòng chống dịch COVID-19 và bảo đảm ATTP; Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 01/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”; Quyết định số 5327/2003/QĐ- BYT ngày 13/10/2003 của Bộ Y tế ban hành Quy định về lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm;
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 11/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp Y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành Đề án “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2035”;
Căn cứ Quyết định 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ Quyết định số 3470/QĐ-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Phúc;
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý ATTP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Để tăng cường công tác bảo đảm An toàn thực phẩm (ATTP); chủ động đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tại Tờ trình số 145/TTr-SYT ngày 12/8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022 - 2023, như sau:
1. Mục tiêu chung
Tăng cường các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động, phát hiện kịp thời nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm ATTP trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Chủ động dự báo và phát hiện sớm ca NĐTP đầu tiên, xử lý kịp thời, không để xảy ra các vụ NĐTP với số lượng người mắc lớn, hàng loạt.
2.2. Áp dụng có hiệu quả các biện pháp dự phòng đặc hiệu, không đặc hiệu, từng bước khống chế và quản lý các vụ NĐTP với quy mô lớn, hàng loạt một cách chủ động và hiệu quả.
2.3. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn; nâng cao kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm góp phần phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
2.4. Huy động sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội và cộng đồng vào công tác phòng, chống NĐTP trên địa bàn tỉnh.
2.5. Tăng cường năng lực, kỹ năng điều tra, lấy mẫu, xét nghiệm mẫu, xử trí NĐTP từ tỉnh đến địa phương nhằm đáp ứng kịp thời khi có NĐTP xảy ra, hạn chế tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng của NĐTP tới sức khỏe, tính mạng của người dân.
2.6. Sẵn sàng bảo đảm về nhân lực, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, kinh phí để chủ động đáp ứng với các tình huống khi có NĐTP xảy ra.
1. Chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm
Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ theo chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
1.1. Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được phân công, phân cấp tại Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 và Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 23/KH-BCĐLNATTP ngày 28/01/2022 của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh về triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2022.
1.2. Tăng cường công tác phối hợp, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp.
1.3. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án và triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ gây mất ATTP, phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (tình hình kinh tế - xã hội, tình hình dịch bệnh) đặc biệt đối với các huyện/thành phố có các khu du lịch, khu công nghiệp như: Tam Đảo, thành phố Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên, Bình Xuyên,... Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác phòng chống NĐTP, bệnh truyền qua thực phẩm.
1.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm do các cấp, các ngành quản lý; trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý. Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp). Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các cấp nghiêm túc xử lý, xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm gây NĐTP ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.
1.5. Tăng cường công tác thông tin truyền thông, kết hợp các hình thức, phương tiện truyền thông kỹ thuật số, phối hợp với các báo, đài phát thanh, truyền hình địa phương tăng cường dung lượng, thông tin về an toàn thực phẩm, chú trọng việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở các thông tin, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn; nâng cao kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm góp phần phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, trong đó nhấn mạnh nội dung “05 chìa khóa để có thực phẩm an toàn”1 theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Vận động, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phê phán hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.
1.6. Thành lập đội cấp cứu cơ động/đội phòng chống dịch (PCD) cơ động/ đội điều tra, xử trí NĐTP,... với số lượng từ 8 - 10 người/đội tại các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn. Bố trí đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện đi lại; biểu mẫu điều tra, lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu xác định nguyên nhân NĐTP, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở thực phẩm để xảy ra NĐTP,… sẵn sàng triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh và tiến hành điều tra, xử lý vụ NĐTP.
1.7. Tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra, xử trí NĐTP, giám sát nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, phòng chống NĐTP và bệnh truyền qua thực phẩm. Nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị, kỹ năng truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, cập nhật các kiến thức điều trị ca bệnh NĐTP cho cán bộ làm công tác điều tra, xử lý NĐTP.
1.8. Tăng cường sự phối hợp trong công tác đảm bảo ATTP của UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các Hội, ban, ngành theo Chương trình phối hợp số 01/CTPH-CP-HNDVN-HLHPNVN ngày 13/10/2021 giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025”. Phát huy vai trò các cấp Hội và hội viên Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong tuyên truyền, vận động và giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm.
1.9. Ưu tiên, bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm.
1.10. Thực hiện nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình điều tra, thống kê báo cáo NĐTP:
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác bảo đảm ATTP, phát triển cơ sở thực phẩm, sản phẩm thực phẩm an toàn; tư vấn, hướng dẫn các cơ sở thực phẩm mô hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ATTP theo tiêu chuẩn tiên tiến như: GMP, Viet GAP, HACCP, ISO 22000.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về ATTP và áp dụng hiệu quả phần mềm quản lý thống kê, điều tra, báo cáo NĐTP từ tỉnh đến địa phương nhằm rút ngắn thời gian điều tra, thống kê, báo cáo các vụ NĐTP.
1.11. Phối hợp với các đơn vị tổ chức hoạt động diễn tập xử trí NĐTP khi xảy ra tại trường học, bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, nhà hàng,…
2. Khi xảy ra Ngộ độc thực phẩm
2.1. Trách nhiệm khai báo, tiếp nhận thông tin, báo cáo NĐTP và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra NĐTP: Việc khai báo NĐTP và tiếp nhận thông tin NĐTP được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”.
2.2. Xử trí ngộ độc thực phẩm
2.2.1. Tình huống 1: Vụ NĐTP có dưới 10 người mắc, không có tử vong
a) Trách nhiệm triển khai
- UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP;
- Trạm Y tế chịu trách nhiệm thu dung, sơ cứu, điều trị cho người bị NĐTP;
- UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm cử Đội cấp cứu cơ động/đội PCD cơ động/đội điều tra, xử trí NĐTP cấp huyện phối hợp Trạm Y tế tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị NĐTP, điều tra, xử lý môi trường theo quy định.
b) Tổ chức, thực hiện
- Công tác chỉ đạo: Lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn và thôn/khu/tổ dân phố có mặt ngay tại hiện trường để chỉ đạo, điều hành triển khai hoạt động khắc phục sự cố theo đúng nguyên tắc xử trí vụ NĐTP, cụ thể:
+ Chỉ đạo thủ trưởng đơn vị, chủ cơ sở để xảy ra vụ NĐTP,... có mặt tại hiện trường để hỗ trợ, tham gia khắc phục sự cố vụ NĐTP;
+ Chỉ đạo Trạm Y tế triển khai thu dung, sơ cứu, điều trị người bệnh;
+ Huy động lực lượng của địa phương hỗ trợ Trạm Y tế triển khai chuyên môn; bảo đảm an ninh, trật tự tại nơi điều trị người bệnh và trên địa bàn; bố trí phương tiện vận chuyển người bệnh đến Trạm Y tế;
+ Đình chỉ việc sử dụng, lưu hành thực phẩm gây ngộ độc; đình chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị nhiễm độc; thu hồi thực phẩm bị nhiễm độc đã sản xuất và đang lưu thông trên thị trường;
+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATTP để tránh người tiêu dùng thực phẩm hoang mang, tạo dư luận xã hội không đúng thực chất về sự cố ATTP; thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng NĐTP hoặc bệnh truyền qua thực phẩm, thực phẩm bị nhiễm độc đang lưu thông trên thị trường để chủ động áp dụng biện pháp phòng ngừa;
+ Kết luận/công bố vụ NĐTP theo quy định của pháp luật.
- Công tác thu dung, sơ cứu, cấp cứu, điều trị: Trạm Y tế của địa phương là địa điểm thu dung, sơ cứu, điều trị ban đầu cho người bệnh; huy động toàn bộ nhân lực của Trạm Y tế để kịp thời thu dung, sơ cứu, điều trị người bệnh theo đúng quy trình, quy chế chuyên môn; kịp thời chuyển người bệnh lên Trung tâm Y tế/Bệnh viện tuyến trên khi cần thiết.
- Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường: UBND huyện, thành phố cử Đội cấp cứu cơ động/đội PCD cơ động/đội điều tra, xử trí NĐTP cấp huyện xuống hiện trường để phối hợp với các đơn vị chức năng ở địa phương tiến hành cấp cứu, điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân, xử lý môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương kết luận vụ NĐTP theo quy định.
2.2.2. Tình huống 2: Vụ NĐTP có từ 10 - 30 người mắc, không có tử vong
a) Trách nhiệm triển khai
- UBND cấp huyện và UBND cấp xã chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP;
- TTYT huyện, thành phố và Trạm Y tế chịu trách nhiệm thu dung, sơ cứu, cấp cứu, điều trị người bệnh;
- Đội cấp cứu cơ động/đội PCD cơ động/đội điều tra, xử trí NĐTP tuyến huyện chịu trách nhiệm cấp cứu, điều tra NĐTP, xử lý môi trường theo quy định;
- Chi cục ATVSTP chủ trì phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và các cơ quan, đơn vị liên quan hỗ trợ lấy mẫu, điều tra NĐTP, xử lý môi trường (khi cần thiết).
b) Tổ chức, thực hiện
- Công tác chỉ đạo
+ Tuyến xã: Lãnh đạo UBND chỉ đạo, triển khai các nội dung được nêu tại Tình huống 1;
+ Tuyến huyện: Lãnh đạo UBND trực tiếp chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP; huy động phương tiện vận chuyển người bệnh đến cơ sở tuyến trên có đủ điều kiện cấp cứu, điều trị (khi cần thiết).
- Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị
+ Địa điểm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh: Bố trí địa điểm, điều kiện cơ sở, vật chất...đáp ứng cơ bản những yêu cầu về thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh tại chỗ (hội trường, nhà văn hóa/trường học/phân xưởng sản xuất,...) và tại Trạm Y tế, đơn vị điều trị khác tại địa phương; Bố trí các khoa thuộc Trung tâm Y tế tuyến huyện/Bệnh viện Đa khoa tỉnh và cơ sở điều trị khác trên địa bàn (khi cần thiết) để sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh.
+ Tổ chức cấp cứu, điều trị:
*) Trạm Y tế - nơi xảy ra vụ NĐTP: phải huy động nhân lực và tổ chức sơ cứu, điều trị ban đầu cho người bệnh theo đúng quy trình, quy chế chuyên môn; tổ chức lưu giữ, bảo quản mẫu thức ăn khả nghi, chất nôn, nước tiểu, phân...của người bị NĐTP để lấy mẫu kiểm nghiệm xác định nguyên nhân:
Tại nơi xảy ra NĐTP: Bố trí cán bộ có mặt tại hiện trường để tiến hành khám sàng lọc, phân loại, sơ cứu, điều trị tại chỗ những người bị NĐTP; tiến hành chuyển những người mắc NĐTP về Trạm Y tế hoặc lên Bệnh viện tuyến trên để điều trị (khi cần thiết).
Tại Trạm Y tế: Bố trí đủ nhân lực, thuốc, cơ sở vật chất để triển khai thu dung, sơ cứu, điều trị người bệnh; kịp thời chuyển người bệnh lên Trung tâm Y tế/Bệnh viện tuyến trên (khi cần thiết).
*) TTYT tuyến huyện: Cử 01 Đội cấp cứu cơ động nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra vụ NĐTP để phối hợp, hỗ trợ Trạm Y tế địa phương triển khai cấp cứu, điều trị cho người bệnh (căn cứ tình hình thực tế để quyết định hỗ trợ chuyên môn tại hiện trường xảy ra NĐTP hoặc tại Trạm Y tế hoặc cả 2 vị trí).
- Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường:
+ UBND cấp huyện, TTYT tuyến huyện cử 01 Đội PCD và 01 Đội điều tra NĐTP cơ động xuống hiện trường để chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng ở địa phương tiến hành, điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân, xử lý môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương kết luận vụ NĐTP theo quy định. Trường hợp cần thiết chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc ngành NN&PTNT, Công thương của địa phương triển khai điều tra NĐTP theo quy định.
- Chi cục ATVSTP chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và các đơn vị liên quan cử Đội điều tra NĐTP, Đội PCD cơ động (khi cần thiết) xuống hiện trường xảy ra NĐTP để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho TTYT huyện, thành phố.
2.2.3. Tình huống 3: Vụ NĐTP có trên 30 người mắc hoặc vụ NĐTP dưới 30 người mắc nhưng có tử vong.
a) Trách nhiệm triển khai
- UBND cấp huyện chỉ đạo triển khai toàn diện các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
- Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thành phố trong chỉ đạo, triển khai xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
- Trường hợp cần thiết báo cáo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc đề nghị Lãnh đạo các sở, ngành thuộc BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh tham gia chỉ đạo, khắc phục sự cố về ATTP.
- Trạm Y tế; TTYT huyện, thành phố triển khai nhiệm vụ như đã nêu tại tình huống 2 (căn cứ theo số lượng người bị NĐTP, Thủ trưởng đơn vị quyết định điều 02 Đội cấp cứu cơ động; 02 Đội PCD và điều tra NĐTP cơ động xuống hiện trường cho phù hợp).
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn: Huy động tham gia và triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh theo sự chỉ đạo của Sở Y tế.
- Chi cục ATVSTP chủ trì, phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và các đơn vị liên quan chủ trì, phối hợp với đơn vị y tế tuyến cơ sở tiến hành lấy mẫu, điều tra xác định nguyên nhân gây NĐTP, xử lý môi trường theo quy định.
b) Tổ chức, thực hiện
- Công tác chỉ đạo
+ Tuyến xã: Lãnh đạo UBND triển khai các nội dung được nêu tại Tình huống 1.
+ Tuyến huyện: Lãnh đạo UBND chủ trì trong việc chỉ đạo, triển khai các nội dung được nêu tại điểm a, tiểu mục Tình huống 2.
+ Sở Y tế: Lãnh đạo Sở Y tế phối hợp với UBND huyện, thành phố chỉ đạo triển khai các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP. Báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc đề nghị Lãnh đạo các sở, ngành thuộc BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh tham gia chỉ đạo, khắc phục sự cố về ATTP (khi cần thiết).
- Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị
+ Địa điểm thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh: Triển khai thực hiện như Tình huống 2. Nếu số người mắc NĐTP nhiều, các địa điểm đã bố trí quá tải, căn cứ tình hình thực tế để quyết định việc chuyển người bệnh đến điều trị tại các Bệnh viện trên địa bàn hoặc chuyển lên Bệnh viện tuyến Trung ương (khi cần thiết).
+ Tổ chức cấp cứu, điều trị:
*) Trạm Y tế - nơi xảy ra vụ NĐTP: Triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn như đã nêu tại Tình huống 2.
*) UBND huyện, thành phố: Cử ít nhất từ 01 đến 02 Đội cấp cứu cơ động nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra vụ NĐTP để hỗ trợ Trạm Y tế địa phương triển khai cấp cứu, điều trị cho người bệnh như đã nêu tại Tình huống 2.
*) Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Cử ít nhất từ 01 đến 02 Đội cấp cứu cơ động xuống địa phương xảy ra NĐTP (khi cần thiết) để hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị điều trị tuyến dưới theo sự chỉ đạo của Sở Y tế.
*) Huy động các đơn vị điều trị khác: Tùy theo số lượng người mắc NĐTP để quyết định việc huy động nhân lực của các Trạm Y tế trên địa bàn huyện, thành phố xảy ra NĐTP/ các đơn vị điều trị thuộc các huyện khác; các đơn vị điều trị tuyến tỉnh hoặc đề nghị các bệnh viện thuộc các tỉnh/thành phố khác và bệnh viện tuyến Trung ương ... hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, thuốc, vật tư, phương tiện để triển khai cấp cứu, điều trị người bệnh.
- Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường
+ UBND cấp huyện cử ít nhất từ 01 đến 02 Đội PCD và điều tra NĐTP xuống hiện trường để chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hoạt động chuyên môn như đã nêu tại Tình huống 2.
+ Chi cục ATVSTP cử Đội điều tra NĐTP xuống hiện trường để phối hợp với TTYT huyện, thành phố điều tra, lấy mẫu xác định nguyên nhân NĐTP. Trường hợp cần thiết chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT, Sở Công thương triển khai điều tra NĐTP, xử lý vi phạm về ATTP.
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cử ít nhất từ 01 đến 02 Đội PCD cơ động (khi cần thiết) theo sự chỉ đạo của Sở Y tế để xuống hiện trường xảy ra NĐTP hỗ trợ TTYT huyện, thành phố tiến hành xử lý môi trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh do NĐTP.
+ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ tham gia Đội điều tra NĐTP, tiến hành lấy mẫu thực phẩm, kiểm nghiệm/gửi mẫu kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây NĐTP.
+ Đề nghị Cục ATTP Bộ Y tế/các Viện chuyên ngành Trung ương hỗ trợ điều tra, xử lý môi trường, khắc phụ hậu quả vụ NĐTP (khi cần thiết).
- Trường hợp có tử vong: Phải phối hợp với cơ quan Công an, Pháp y tiến hành điều tra giải phẫu bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hoá, máu, tim, phổi,... của những người bị tử vong để xét nghiệm và giải quyết theo quy định pháp luật.
2.2.4. Tình huống 4: Vụ NĐTP xảy ra tại các doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh quản lý.
Doanh nghiệp để xảy ra vụ NĐTP có trách nhiệm khai báo thông tin cho các đơn vị chức năng theo quy định; đặc biệt thông báo ngay cho BQL các KCN tỉnh, Chi cục ATVSTP tỉnh để triển khai khắc phục sự cố vụ NĐTP.
a) Trách nhiệm triển khai
- Doanh nghiệp để xảy ra vụ NĐTP;
- Ban quản lý các KCN tỉnh;
- Sở Y tế;
- UBND huyện, thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP;
- Chi cục ATVSTP; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh;
- TTYT tuyến huyện có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP.
- Các Sở ngành, thành viên BCĐ LN ATTP tỉnh khi có đề nghị phối hợp của Sở Y tế.
b) Tổ chức, thực hiện
- Công tác chỉ đạo:
+ Lãnh đạo doanh nghiệp: Có mặt tại hiện trường để hỗ trợ, tham gia khắc phục sự cố vụ NĐTP; triển khai bảo đảm an ninh, trật tự tại điểm thu dung, cấp cứu tạm thời tại doanh nghiệp và huy động nhân lực, phương tiện hỗ trợ vận chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị.
+ Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND huyện/thành phố và BQL các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo triển khai các hoạt động xử trí, khắc phục hậu quả vụ NĐTP; kết luận/công bố vụ NĐTP theo quy định của pháp luật; đề nghị Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo hoặc đề nghị Lãnh đạo các sở, ngành thuộc BCĐ liên ngành về ATTP tỉnh tham gia chỉ đạo, khắc phục sự cố về ATTP, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan, truy xuất nguồn gốc về sản phẩm thực phẩm, thực phẩm nghi ngờ là nguyên nhân gây ra NĐTP (khi cần thiết).
+ UBND huyện/thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP chỉ đạo các đơn vị chức năng ở địa phương tham gia khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
+ BQL các KCN tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai khắc phục hậu quả vụ NĐTP.
- Công tác thu dung, cấp cứu, điều trị:
Tùy theo quy mô của vụ NĐTP để quyết định việc huy động các Đội cấp cứu cơ động của TTYT, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh “tại chỗ” hoặc chuyển người bệnh đến các cơ sở điều trị trên địa bàn cho phù hợp với từng tình huống cụ thể theo sự chỉ đạo, điều động của Sở Y tế.
- Công tác điều tra NĐTP, xử lý môi trường:
+ Đội điều tra NĐTP của Chi cục ATVSTP chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp, các phòng chức năng của BQL các KCN, TTYT huyện, thành phố có doanh nghiệp đóng trên địa bàn để xảy ra vụ NĐTP tiến hành điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân.
+ UBND huyện, TTYT tuyến huyện cử 01 Đội PCD và 01 Đội điều tra NĐTP xuống hiện trường để triển khai xử lý môi trường theo quy định; phối hợp với Chi cục ATVSTP tiến hành điều tra NĐTP, lấy mẫu xác định nguyên nhân.
+ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cử ít nhất 01 đến 02 Đội PCD cơ động (khi cần thiết) theo sự chỉ đạo của Sở Y tế để xuống hiện trường xảy ra NĐTP chủ trì, phối hợp với TTYT tuyến huyện tiến hành xử lý môi trường, áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh do NĐTP.
+ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ tham gia Đội điều tra NĐTP, tiến hành lấy mẫu thực phẩm, kiểm nghiệm/gửi mẫu kiểm nghiệm xác định nguyên nhân gây NĐTP.
+ Đề nghị Cục ATTP Bộ Y tế/các Viện chuyên ngành Trung ương hỗ trợ điều tra, xử lý môi trường, khắc phụ hậu quả vụ NĐTP (khi cần thiết).
3. Kết thúc vụ ngộ độc thực phẩm: Sau khi tiến hành 11 bước điều tra NĐTP, các đơn vị phải thực hiện kết luận về NĐTP theo quy định tại Chương 5 Quyết định số 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 của Bộ Y tế ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”.
Kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán NSNN hàng năm đã được giao cho các Sở, ngành, đơn vị, địa phương và lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, dự án có liên quan.
- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh, có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về ATTP, phòng chống NĐTP; tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành vi cho các cấp lãnh đạo, cho người quản lý và toàn dân về ATTP; tổ chức có hiệu quả các đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành định kỳ và tăng cường kiểm tra đột xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành hướng dẫn triển khai xử trí NĐTP thống nhất cho các đơn vị y tế trong ngành.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các nhóm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguy cơ pha trộn chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe (nhóm sản phẩm: hỗ trợ người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, đau xương khớp, mỡ máu, rối loạn cương dương, tăng cân, giảm cân...); hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng bình; bảo đảm ATTP tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, khu du lịch, trường học, các cơ sở cách ly, điều trị liên quan COVID- 19 và lễ hội, các sự kiện văn hoá, thể thao, các đoàn khách trong, ngoài nước về làm việc tại tỉnh.
- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nâng cao kỹ năng điều tra, xử trí NĐTP, giám sát nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị, kỹ năng truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, cập nhật các kiến thức điều trị ca bệnh NĐTP; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác điều tra, xử lý NĐTP.
- Thường xuyên nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phòng kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm để mở rộng, nâng cao số lượng chỉ tiêu kiểm nghiệm ATTP đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm ATTP phục vụ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch, phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, thuốc, vật tư, hóa chất; đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn để chủ động cấp cứu và điều trị, điều tra, xử lý, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ trong những ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội, các sự kiện văn hóa, thể thao.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ; thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, dư lượng kháng sinh, chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ, xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất được nguồn gốc; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiệu quả, các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; thúc đẩy áp dụng rộng rãi các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP,...).
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống NĐTP, thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, giết mổ có dấu hiệu vi phạm; thường xuyên giám sát chủ động, lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm do Ngành Nông nghiệp quản lý.
- Chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan, phối hợp điều tra nguyên nhân, chủ trì truy xuất nguồn gốc và xử lý đối với các thực phẩm, nhóm thực phẩm do Ngành quản lý khi xác định đó là nguyên nhân gây NĐTP.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt quản lý và ngăn chặn có hiệu quả việc nhập khẩu, sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu và đồ uống có cồn, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo và các thực phẩm khác thuộc thẩm quyền quản lý ngành.
- Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo lĩnh vực quản lý.
- Tăng cường công tác quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng chống NĐTP đối với các đơn vị do ngành quản lý được quy định tại Quyết định 09/2019/QĐ-UBND ngày 18/02/2019, Quyết định số 17/2020/QĐ- UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chịu trách nhiệm đối với các thực phẩm, nhóm thực phẩm do Ngành quản lý khi xác định đó là nguyên nhân gây NĐTP.
- Chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan, phối hợp điều tra nguyên nhân, chủ trì truy xuất nguồn gốc và xử lý đối với các thực phẩm, nhóm thực phẩm do Ngành quản lý khi xác định đó là nguyên nhân gây NĐTP.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống bản tin, phát thanh, truyền hình, truyền thanh tuyến tỉnh, huyện và xã tăng thời lượng tin, bài, thời gian phát sóng tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về ATTP, phòng chống NĐTP đặc biệt trong các đợt cao điểm; kịp thời thông tin các hoạt động và kết quả thanh tra, kiểm tra về ATTP; chú trọng nêu gương tốt về ATTP, phê phán, nêu tên các cơ sở, sản phẩm không đảm bảo ATTP để nhân dân biết, nâng cao cảnh giác trong việc lựa chọn, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương điều tra, nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm, các cơ sở có dấu hiệu vi phạm về ATTP có nguy cơ cao gây mất ATTP, tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định; phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân điều tra, khởi tố một số vụ án điểm trong lĩnh vực ATTP theo quy định của pháp luật.
- Cử cán bộ, chiến sĩ Công an các cấp tham gia đội cấp cứu cơ động/đội phòng chống dịch (PCD) cơ động/đội điều tra, xử trí NĐTP các tuyến để chủ động nắm tình hình, bảo vệ hiện trường, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham gia các họat động cấp cứu người bị ngộ độc, điều tra xác định nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm; thu thập hồ sơ xác định các vụ ngộ độc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan thường xuyên tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh ATTP trong các trường học; khuyến khích giáo viên, học sinh tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về vệ sinh ATTP, phòng chống NĐTP, mối nguy gây mất ATTP cho cộng đồng.
- Quản lý chặt chẽ ATTP các bếp ăn tập thể trong các trường học. Không để ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể, nhất là tại các trường mầm non, tiểu học.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra NĐTP tại các bếp ăn tập thể trong các trường học.
7. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh tăng cường thanh, kiểm tra chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú, khu du lịch; nơi diễn ra các hoạt động Hội chợ, Lễ hội; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về ATTP. Không để ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các sự kiện văn hóa, chính trị, các Lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh.
Thẩm định kinh phí do các cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP xây dựng, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện triển khai Kế hoạch đạt hiệu quả.
9. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chuyên mục, phóng sự; tăng thời lượng tin, bài, thời gian phát sóng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và khoa học về ATTP, kiến thức phòng chống NĐTP, các mối nguy ô nhiễm thực phẩm; thông tin kịp thời, đầy đủ, khách quan về công tác ATTP trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm thực phẩm bảo đảm an toàn trên địa bàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tiếp tục phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về ATTP.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các Đội quản lý thị trường triển khai hoạt động thanh tra chuyên ngành theo lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý và tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường về an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh truyền thống và thương mại điện tử để kịp thời, phát hiện xử lý các hành vi vi phạm như vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại; vi phạm pháp luật về giá, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh,…
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại, vi phạm về sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,… và triển khai công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng”; Duy trì có hiệu quả Chuyên mục “Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, chuyên mục “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc.
11. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp; khuyến khích các công ty, người lao động tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về ATTP cho cộng đồng; thường xuyên tổ chức các buổi diễn tập phòng chống NĐTP tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ ATTP tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp. Không để ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, chịu trách nhiệm toàn diện nếu để xảy ra NĐTP tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp.
12. Các sở, ban, ngành, cơ quan phối hợp thuộc Ban chỉ đạo liên ngành
Tham gia thực hiện công tác ATTP, phòng chống NĐTP theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, phối hợp với các cơ quan quản lý ATTP trong công tác phòng chống NĐTP, điều tra, xử lý NĐTP, tập huấn kiến thức, xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và người lao động chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ATTP; giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng ATTP trên địa bàn tỉnh.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về việc đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP trên địa bàn quản lý. Bảo đảm kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP. Tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP. Ban hành Kế hoạch ứng phó với các tình huống NĐTP, thành lập đội cấp cứu cơ động/đội phòng chống dịch (PCD) cơ động/ đội điều tra, xử trí NĐTP.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm các điểm nóng về ATTP, các hộ gia đình giết mổ gia súc, gia cầm gây ô nhiễm; kiểm soát chặt chẽ các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ như: rượu thủ công, đậu, mì, bún, phở, kẹo, bánh,... Tổ chức cấp Giấy chứng nhận ATTP, ký cam kết bảo đảm ATTP đối với các đối tượng sản xuất, chế biến, giết mổ, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
- Tăng cường truyền thông công tác đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm.
- Hàng năm, đưa tiêu chí đảm bảo ATTP, chỉ tiêu về tỷ lệ mắc NĐTP/100.00 dân vào Kế hoạch của địa phương, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
14. UBND các xã, phường, thị trấn
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, cung cấp kiến thức pháp luật và khoa học về ATTP, phòng chống NĐTP, mối nguy ô nhiễm thực phẩm đặc biệt trong các đợt cao điểm về ATTP cho người dân trên hệ thống loa truyền thanh, trong các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ trong khu dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong tuyên truyền và phát hiện các vi phạm.
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc buôn bán, lưu thông, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, hoá chất bảo vệ thực vật ngoài danh mục trong trồng trọt, kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng quản lý; giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cư, hộ gia đình nấu rượu thủ công, sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ; ATTP tại các chợ và hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố.
- Tổ chức cho các hộ gia đình chăn nuôi, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ (là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt), chế biến, sơ chế, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cung cấp thực phẩm ra thị trường cho đám hiếu, hỷ ký cam kết bảo đảm ATTP với chính quyền địa phương.
- Khen thưởng, biểu dương kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo đảm ATTP, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về ATTP.
15. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Ủy ban MTTQ và UBND tỉnh; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 22/02/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện “tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành chính sách, pháp luật về ATTP; tích cực tham gia triển khai các mô hình bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho cộng đồng.
Trên đây là Kế hoạch đáp ứng công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022-2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Các sở, ban, ngành, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức thực hiện hiệu quả. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP tỉnh, qua Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
1 05 chìa khoá để có thực phẩm an toàn:
Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ (đề phòng các vi khuẩn, vi-rút phát triển và lan truyền); Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín (đề phòng sự lây lan vi sinh vật); Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ (giết chết các vi sinh vật nguy hiểm); Chìa khóa 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn (để ngăn ngừa sự phát triển vi sinh vật); Chìa khóa 5: Dùng nước và thực phẩm ban đầu sạch an toàn.