Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 20/09/2021
Ngày có hiệu lực 20/09/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030; văn bản 2173/BNN-TY ngày 14/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu chung

Hệ thống ngành thú y từ Thành phố đến xã, phường, thị trấn được kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực, đảm bảo tổ chức thực hiện các hoạt động thú y có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chủ động hội nhập sâu rộng với quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Các chính sách cho hoạt động thú y trên địa bàn Thành phố được rà soát, bổ sung hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý và hội nhập quốc tế; các chương trình, kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh động vật; phòng, chống kháng kháng sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) được phê duyệt và triển khai có hiệu quả.

b) Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y được kiện toàn, củng c, nâng cao năng lực theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản, quy định, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhất là công tác phòng chống bệnh động vật.

c) Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật được củng cố, tăng cường năng lực và hoạt động có hiệu quả nhằm phát hiện sớm dịch, phân tích dịch tễ, dự báo và cảnh báo kịp thời các loại dịch bệnh động vật; ít nhất 100 cơ sở, vùng chăn nuôi được xây dựng và được công nhận an toàn dịch bệnh.

d) Hệ thống dữ liệu về kiểm dịch động vật, về truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật được thiết lập.

đ) Năng lực quản lý ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật được tăng cường; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mtập trung, công nghiệp đạt tương ứng khoảng 60% và 40% vào năm 2025, khoảng 70% và 50% vào năm 2030.

e) Thuốc, vắc xin thú y được phép lưu hành, sử dụng đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý sử dụng và phòng chống kháng kháng sinh có hiệu quả.

g) Dịch vụ thú y được phát triển theo hướng chuyên nghiệp và xã hội hóa có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành thú y

Tổ chức tổng kết, đánh giá thi hành Luật Thú y; đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi bổ sung Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, hỗ trợ lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y.

2. Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp

Kiện toàn, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Trạm Chăn nuôi và Thú y quận, huyện, thị xã đảm bảo cơ cấu slượng theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, nhất là đảm bảo công tác phòng chống bệnh động vật, phát triển chăn nuôi bn vững.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật

a) Phê duyệt, chỉ đạo tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh đối với các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bệnh truyền ly từ động vật sang người, giai đoạn 2021-2030 và giai đoạn tiếp theo.

b) Tăng cường năng lực giám sát, dự báo, cảnh báo, ứng phó dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh ngoại lai, bệnh nguy him trên động vật, bao gồm: ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cao và nâng cấp hệ thng thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ và ứng dụng để kiểm soát các loại dịch bệnh nguy him thường xuyên xảy ra và phát hiện dịch bệnh mới.

c) Tăng cường năng lực chn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh động vật: đầu tư nâng cấp, tăng cường năng lực quản lý, hệ thống các phòng thử nghiệm chun đoán, xét nghiệm bệnh động vật, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

d) Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố...) trong công tác phòng, chống dịch bệnh đối với một số dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người như bệnh Dại, bệnh Cúm gia cầm, bệnh Liên cầu khun...

4. Nâng cao năng lực kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, quản lý ATTP đối với động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật

a) Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17/2/2020 của UBND Thành phố về Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của Thành phố, gn với chế biến sản phẩm động vật và xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, ATTP, bảo vệ môi trường.

b) Rà soát, ban hành, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ các chính sách khuyến khích phát triển hoạt động giết mtập trung, công nghiệp; tăng cường các biện pháp quản lý giết m, nhất là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công không đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP, xử phạt nghiêm và đóng cửa những cơ sở giết mgia súc, gia cầm nhỏ lẻ không phép.

c) Xây dựng phần mềm dữ liệu về quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và ATTP đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; đào tạo, tập huấn sử dụng, vận hành phần mềm.

[...]