Kế hoạch 10968/KH-UBND năm 2021 triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 10968/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2021
Ngày có hiệu lực 02/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10968/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 02 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CÁC CẤP, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030 và Công văn số 2173/BNN-TY ngày 14/04/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”; xét báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3157/TTr-SNN ngày 28/9/2021, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được củng cố và tăng cường năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức và năng lực quản lý nhà nước, bảo đảm tổ chức thực hiện tốt các hoạt động thú y nhằm đáp ứng công tác phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản bền vững, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi hiệu quả góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; cung cấp thực phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng; bảo vệ sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái.

2. Yêu cầu

- Củng cố hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ cấp tỉnh đến cấp xã theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT bảo đảm tinh gọn, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ thú y hiệu quả, hiệu lực; phù hợp với điều kiện thực tiễn;

- Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát giết m, quản lý an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật; quản lý hoạt động hành nghề thú y, thuốc thú y;

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ nhng khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Rà soát việc áp dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ngành thú y phù hợp với địa phương

- Rà soát việc áp dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách ngành thú y phù hợp với địa phương để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030; xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung...đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá việc triển khai thi hành Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật liên quan và sát thực tiễn.

2. Củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương.

a) Tiếp tục duy trì hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/06/2019 của Chính phủ, cụ thể là:

- Cấp tỉnh là Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cấp huyện là Trạm Chăn nuôi và Thú y đóng trên địa bàn huyện trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành thú y theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Chi cục trưởng.

b) Hướng dẫn phối hợp trong công tác quản lý chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ từ cấp tỉnh tới cấp xã.

c) Tiếp tục củng cố mạng lưới nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp huyện và cấp xã thực hiện tuyển dụng, bố trí và quản lý nhân viên thú y bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05/08/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định số lượng, chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố, mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

d) Lãnh đạo Chi cục, lãnh đạo Trạm có chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thú y phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý chuyên ngành thú y, chăn nuôi và thú y hoặc thú y thủy sản.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật

- Xây dựng, chỉ đạo triển khai các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh đối với một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, bệnh truyền lây từ động vật sang người, giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Hàng năm, xây dựng Kế hoạch phòng, chng dịch bệnh động vật và bố trí đủ kinh phí, vật tư, vắc xin, hóa chất, phương tiện, dụng cụ, nhân lực đtriển khai thực hiện có hiệu quả nội dung các chương trình, kế hoạch; đặc biệt là tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổng kết, đánh giá và có văn bản báo cáo, đề xuất nội dung cụ thể cho các chương trình, kế hoạch cho từng giai đoạn và các năm tiếp theo.

- Tổ chức giám sát bị động, giám sát chủ động tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, ở diện hẹp; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, bán chạy gia súc, gia cầm bệnh chết, vt xác động vật chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; nâng cao trách nhiệm giám sát và xử lý ổ dịch đối với cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân viên thú y; vận động các tổ chức đoàn thể và nhân dân cùng tham gia.

- Tăng cường năng lực phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật: tiếp tục duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017 của phòng xét nghiệm bệnh động vật thủy sản; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật; tổ chức đào tạo, tập huấn về quy trình chẩn đoán, kỹ thuật xét nghiệm.

- Đẩy mạnh xây dựng các cơ sở, chuỗi chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về dịch tễ học, giám sát, điều tra, ứng phó dịch bệnh, xây dựng bản đồ dịch tễ và một số kỹ năng khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật cho cán bộ thú y cấp huyện, xã nhằm đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ thú y, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

[...]